BÀI 13

 

LÝ GIẢI PHƯƠNG VỊ

NGŨ HÀNH BÁT QUÁI

 

Hình vẽ trước mặt :
vòng trong là Tiên thiên bát quái Phục Hy
vòng ngoài là Hậu thiên bát quái Văn Vương

 

Để lý giải Phương vị đồ quái Tiên Hậu không giống nhau tất phải giong dài về nguồn cội từ chỗ âm dương nhị khí sanh thành. Dương sanh thành ở Bắc, vòng sang Đông trưởng lớn, tiến lên Nam thái thịnh. Âm sanh thành ở Nam, vòng sang Tây trưởng lớn, tiến xuống Bắc thái thịnh. Âm dương lưỡng nhất biến thiên tăng giảm theo qui luật " dương tăng thì âm giảm, dương giảm thì âm tăng ". Âm Dương biến thên tăng giảm phân chia Thái cực thành bốn miền âm dương khí ( tứ tượng ) là Thiếu âm tượng, Thái dương tượng, Thiếu dương tượng, Thái âm tượng )

 

 

Tứ tượng lưỡng phân sanh bát quái
Kiền Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn

 

 

Căn cứ vào 8 ngoại tượng [ Thái dương, Thiếu âm,Thiếu Dương, Thái âm ] do TỨ TƯỢNG lưỡng phân ra, có thể xác định định lượng âm dương của 8 quái. Nơi CHẤN : dương thành mà chưa trưởng, âm giảm nhưng âm còn nhiều. Nơi LY : dương trưởng, âm giảm mạnh. Nơi ĐOÀI : dương thịnh vượng, âm giảm thiểu đến tiêu tại Đông Nam. Nơi KIỀN : dương thái, âm tiêu. Nơi TỐN : âm thành mà chưa trưởng, dương giảm nhưng còn nhiều. Nơi KHẢM : âm trưởng, dương giảm mạnh. Nơi CẤN : âm thịnh vượng, dương giảm thiểu đến tiêu tại Tây Bắc. Nơi KHÔN : âm thái, dương tiêu.

Tiên thiên Bát quái sinh bên ngoài Trung cung, rồi vận động nhập xuất trung cung, bị cung trung biến đổi âm dương bát quái thành ngũ hành bát quái xuất ra từ cửa Nam.

 

 

TỪ NAM RA :


1/ Bốn Dương quái hành [ KIỀN, KHẢM, CẤN, CHẤN ] aí lực âm nên hướng về vùng âm tìm miền tương ứng cư trú. (Thái âm & Thiếu âm ). 2/ Bốn Âm quái hành [ KHÔN, LY, ĐOÀI, TỐN ] ái lực dương nên hướng về vùng dương tìm miền tương ứng cư trú.( Thái dương, Thiếu dương ).

 

LÝ GIẢI VỀ
HẬU THIÊN BÁT QUÁI CƯ VỊ

 

KIỀN QUÁI : tiên thiên sanh Kiền tại Nam Đông Nam thuộc thượng tượng Thái Dương, sang hậu thiên Kiền dụng và tiêu tại Bắc Tây Bắc thuộc ngoại tượng hạ Thái Âm ( khởi từ biên giới giữa hai ngoại tượng Thiếu Dương – Thái âm ).

KHẢM QUÁI : là quaí định thế Kiền, tiên thiên sanh Khảm tại Tây Tây Nam thuộc hạ Thiếu Dương, sang hậu thiên Khảm dụng và tiểu tại Bắc thuộc ngoại tượng Thái Âm ( khởi từ biên giới giữa hai ngoại tượng Thái Âm – Thái Âm)

KHÔN QUÁI : tiên thiên sanh Khôn tại Bắc Tây Bắc thuộc hạ tượng Thái Âm, sang hậu thiên Khôn dụng và tiêu tại Nam Tây Nam thuộc ngoại tượng Thái Dương ( khởi từ biên giới giữa hai ngoại tượng Thái Dương - Thiếu Âm ).

LY QUÁI : là quái định thế Khôn ( xem lại bài Kiền thế, Khôn thế ) tiên thiên sanh Ly tại Đông Đông Bắc thuộc thượng tượng Thiếu Âm, sang hậu thiên Ly dụng và tiêu ở Ngọ là quê kiển âm khí sanh ( khởi tại biên giới giữa hai ngoại tượng Thái Dương – Thái Dương ).

 

 

 

CHẤN QUÁI : tiên thiên sanh Chấn tại Bắc Đông Bắc thuộc hạ tượng Thiếu Âm, sang hậu thiên Chấn dụng và tiêu ở Đông tại Mẹo khởi từ biên giới giữa hai ngoại tượng Thiếu Dương - Thiếu Âm.

 

ĐOÀI QUÁI : tiên thiên sanh Đoài tại Đông Đông Nam thuộc hạ tượng Thái Dương, sang hậu thiên Đoài dụng  và  tiêu ở Tây tại Dậu    ( khởi từ biên giới giữa hai ngoại tượng Thiếu Âm - Thiếu Dương ) .

TỐN QUÁI : tiên thiên sanh Tốn tại Nam Tây Nam thuộc thượng tượng Thiếu Dương, sang hậu thiên Tốn dụng và tiêu ở Nam Đông Nam thuộc ngoại tượng Thái Dương ( khởi từ biên giới giữa hai ngoại tượng Thiếu Âm – Thái Dương ).

CẤN QUÁI : tiên thiên sanh Cấn tại Tây Tây Bắc thuộc thượng tượng Thái Âm, sang hậu thiên Cấn dụng và tiêu tại Bắc Đông Bắc thuộc ngoại tượng Thiếu Dương ( khởi từ biên giới giữa hai ngoại tượng Thiếu Dương – Thái Âm ).

 

 

tiếp

CHƯƠNG III

HÂU THIÊN BÁT QUÁI

 

 

___________________________________________________________________

INDEX THÁI CỰC  LƯỠNG PHÂN  /  CẤU TRÚC BÁT QUÁI  /  4 TẦNG QUÁI  

 CHU KỲ QUÁI  /  LỤC THẬP TỨ QUÁI  BÁT QUÁI LƯỠNG PHÂN 

 QUÁI TUYẾN  THẬP NHỊ ĐỊA CHI  /  NGHI TƯỢNG QUÁI 

  KIỀN KHÔN GIAO THÁI  /  KIỀN KHÔN BIẾN 

  BÁT QUÁI VẬN ĐỘNG  /  NGŨ HÀNH BÁT QUÁI