Không tên,
không chữ. không số. Vậy từ đâu
mà biết tám nhóm vạch có chu kỳ
tám ? Lại do đâu mà biết Kiền 1,
Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5,
Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8 ? ( Vua
văn Vương để giành câu trả
lời cho tôi 3030 năm sau ).
Chỉ với
tám quái nội tầng thì không thể
biết bát quái vận động với chu
kỳ 8 và đường đi hình con số 8 như
thế. Cho đến khi ngoại tầng
được vạch ra,
quan sát thấy vận động bát quái
ngoại tầng lặp đi lặp lại
ABCDEFGH rồi lại
ABCDEFGH.Soi chiếu chu kỳ [ ABCDEFGH ]
vào nội tầng
mới biết NỘI BÁT QUÁI
Kiền Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn
Khôn có CHU KỲ BÁT QUÁI ::
CHU KỲ
NỘI BÁT QUÁI
TIÊN
THIÊN
QUÁI SỐ
Phục Hy để đồ tám nhóm 3 vạch không để số
vậy số từ đâu ra ?
Câu hỏi
không dễ giải đáp, nôm na triết
lý có thể nói CÁI CÓ (
vật sự hiện hữu ) LÀ CÓ VỚI
THỜI GIAN. Có với thời gian
thì cái có đầu là một,
cái có tiếp là hai,
cái có tiếp theo hai là ba
. . . Bát quái Kiền 1, Đoài 2,
Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn
7, Khôn 8 là thứ tự quái xuất
hiện theo thời gian.
Cái học về tiên thiên bát quái
là cái học về nguồn gốc bát
quái, về nguyên lý âm dương
cấu
thành bát quái. Bát quái thành từ chỗ tứ
tượng, tứ tượng thành từ chỗ
lưỡng nghi, lưỡng nghi thành từ
chỗ Thái cực
vậy là bát quái từ
chỗ Thái cực mà thành. Hà Đồ
cho biết " dương sinh ở Bắc,
âm sinh ở Nam ", âm dương
một xuống một lên tụ hội về Bắc
về Nam thành Khôn thành Kiền. Định luật " dương chủ, dương
chính, âm tòng dương " nên
về gốc khí thì lấy
BẮC, về gốc quái
thì lấy NAM
từ KIỀN sinh tại NAM mà kể đi :
Khởi từ
quái 3 vệt trắng tính số 1,
đến quái trên đen 2 trắng
dưới tính số 2, rồi quái
đen giữa hai ngoài trắng số 3,
tới quái hai đen trên trắng
dưới số 4, đền quái
hai trắng trên đen dưới số 5,
tới quái giữa trắng hai
ngoài đen số 6, đến quái trên trắng hai dưới đen
số 7, đến quái 3 đen
số 8. Đem trật tự tám số của
ngoại quái so
vào tám nội quái mà có số
KIẾN 1, ĐOÀI 2, LY
3, CHẤN 4, TỐN 5,
KHẢM 6, CẤN 7,
KHÔN 8.
CHU KỲ
LƯỠNG NGHI
TỨ TƯỢNG
Biết được chu kỳ bát quái
thì suy ra được chu kỳ lưỡng
nghi, chu kỳ tứ tượng.
CHU KỲ LƯỠNG NGHI
Vận động
bát quái kể từ Nam vòng sang
Đông xuống Bắc một bán kỳ, rồi
từ Nam vòng sang Tây xuống Bắc
một bán kỳ. Mỗi bán kỳ của vận
động bát quái là một nghi, vậy
chu kỳ lưỡng nghi là vận động
hai thì kể từ Dương Nghi số 1
sang Âm Nghi số 2 :
CHU
KỲ TỨ TƯỢNG
Dương Nghi
lưỡng phân ra hai tượng Thái
Dương, Thiếu Âm ; Âm Nghi lưỡng
phân ra hai tượng Thiếu Dương,
Thái Âm. Vận động Dương Nghi từ
Nam xuống Bắc tức từ Thái Dương
tượng xuống Thiếu Âm tượng. Vân
động Âm Nghi từ Nam xuống Bắc
tức từ Thiếu Dương tượng xuống
Thái Âm tượng. Vậy chu kỳ tứ
tượng là vận động 4 thì kể từ
Thái Dương 1 đến Thiếu Âm 2,
Thiếu Dương 3, Thái Âm 4. Người
ta gọi thứ tự vận động của tứ
tượng là NGÔI VỊ thì Thái
Dương NGÔI 1, Thiếu Âm
NGÔI 2, Thiếu Dương NGÔI
3, Thái Âm NGÔI 4 :