BÁI  9

 

NGHI
TƯỢNG - QUÁI
và những định luật

______________________________________

 

I

 

NGHI THỂ
Thái Cực lưỡng phân nhị thể âm dương.
Dương thể gọi là Dương Nghi, Âm thể gọi là Âm Nghi.
Âm Dương chiếm vị trong Thái Cực theo luật
<< dương tả âm hữu >>

 

Dương Nghi gốc ở Bắc ngọn ở Nam, trãi cung độ BắcĐôngNam = 180. Âm Nghi gốc ở Nam ngọn ở Bắc, trãi cung độ NamTâyBắc = 180. Hai nghi đối đãi qua tâm Thái cực nên chi mỗi cái A trên dương nghi có cái đối B trên âm nghi dẫn đến A & B có đối âm dương dấu, đối sắc, đối cảm, đối thức, đối thanh. Lưỡng Nghi vận động với chu kỳ hai thì biến đổi thành nhau, có nghĩa dương biến thành âm, âm biến thành dương. Phục Hy dụng vạch liền biểu thị dương, dùng vạch đứt biểu thị âm cho ra VÒNG DỊCH là vòng tuần hoàn âm dương biến đổi. HỆ LUẬN về HÀO ĐỘNG biến vạch liền thành vạch đứt, vạch đứt thành vạch liền ( âm là tác nhân gây biến ) :

 

 

II

TỨ TƯỢNG

Từ vũ trụ rộng lớn đến vạn vật bé nhỏ cùng có vòng này để bảo tồn. Vài ngàn năm sau phương Đông, khoa học gia phương Tây mới khái niệm được vòng dịch từ vòng tuần hoàn Mendeleev đến vòng tuần hoàn Carnot, rồi nhiều vòng tuần hoàn khép kín được tìm ra ; rất thú vị là mới đây tìm ra được vòng tuần hoàn “chất phế thải - thực phẩm” để bảo toàn sự sống phi hành gia không gian là bởi bát quái lưỡng phân dàn bày "trong cái nọ có tượng của cái kia, trong cái kia có tượng của cái nọ". Thái cực lưỡng phân thành Nghi, Nghi lưỡng phân thành Tượng. Hai Nghi lường phân thành tứ tượng Thiếu âm, Thái dương,Thiếu dương, Thái âm :

 

Định luật “dương trung hữu âm căn, âm trung hữu dương căn” rút ra từ qúa trình NGHI PHÂN LƯỠNG bởi trong dương nghi có căn âm mới có âm để phân, cũng vậy nếu trong âm nghi không có căn dương thì dương có đâu để phân. Tượng có TƯỢNG THỂ : định nghĩa kiểu toán pháp thời nay TƯỢNG THỂ là tích dấu âm dương hào. Mỗi tượng có hai hào : Thiếu Âm với hai hào trừ cọng thành âm, Thái Dương với hai hào cọng cọng thành dương, Thiếu Dương với hai hào trừ cọng thành âm, Thái Âm với hai hào trừ trừ thành dương. Thiếu Âm với Thái Dương là hai tượng thuộc Dương Nghi được thành lập trên đà dương tăng sau khi sanh và âm giảm sau khi thái. Sự lý dương tăng làm âm thiếu, dương thái làm âm tiêu bộc lộ qua tính danh hai tượng Thiếu âm, Thái Dương ( nơi Thiếu Âm dương tăng 3, âm giảm 2, nơi Thái Dương dương tăng 32, âm giảm 22 ). Thiếu Dương với Thái Âm là hai tượng thuộc Âm Nghi được thành lập trên đà âm tăng sau khi sanh và dương giảm sau khi thái. Sự lý âm tăng làm dương thiếu, âm thái làm dương tiêu bộc lộ qua tính danh hai tượng Thiếu Dương, Thái Âm ( nơi Thiếu Dương âm tăng 2, dương giảm 3, nơi Thái Âm âm tăng 22, dương giảm 32 ). Nơi tượng thì hai tượng Thái với Thái,Thiếu với Thiếu đối hào mà không đối thể. NGÔI THỨ của tứ tượng thì : THÁI DƯƠNG một, THIẾU ÂM hai, THIẾU DƯƠNG ba, THÁI ÂM bốn. Hỏi tại sao Tứ Tượng lại có ngôi vị ấy ? Luận bàn của chư nho ( xem Kinh Dịch Ngô Tất Tố ) càng lúc càng rời bỏ ý chỉ  toán pháp của Thánh Nhân, bởi chỉ cứ vào tầng Nội [123] thì chưa biết được tứ tượng có chu kỳ tuần hoàn mà phải đến tầng ngoại [234] mới nhận ra được tứ tượng tuần hoàn với chu kỳ bốn thì mà Thái Dương 1, Thiếu Âm 2, Thiếu Dương 3, Thái Âm 4 rồi lại Thái Dương 1 :

 

 

Bởi cái lẽ dương chủ phải lấy dương làm gốc, mà dương thịnh thái ở Nam nên lấy THÁI DƯƠNG mà kể ngôi một thì THIẾU ÂM ngôi hai, THIẾU DƯƠNG ngôi ba, THÁI ÂM ngôi bốn. Tứ Tượng vận động với chu kỳ bốn, ứng ra vật nên chi vật có vận động bốn thì như xuân hạ thu đông, ấm nóng mát lạnh, sáng trưa chiều tối, hột cây hoa trái, tằm nhộng bướm trứng, sanh lão bệnh tử, thành thịnh suy hũy là do chu kỳ tượng ứng bày ra.

ĐỊNH LUẬT VỀ
TƯỢNG THỂ TƯƠNG HỢP
BẤT TƯƠNG HỢP

Phát biểu tổng quát sau đây về tượng thể là “ đồng thể tương hợp, không đồng thể bất tương hợp ”. Tượng đồng thể là tượng có cùng dấu âm hay dương. Theo đấy thì Thái Dương Thái Âm đồng thể tương hợp, Thiếu Âm Thiều Dương đồng thể tương hợp. Tượng khác dấu là tượng không đồng thể bất tương hợp như hai tượng [ Thái âm với Thiếu âm ]  [ Thiếu dương với Thái âm] hay như [ Thái dương với Thiếu âm ]  [ Thiếu dương với Thái dương ] :

 

 

 

III
 

BÁT QUÁI
QUÁI THỂ

 

Thái Dương tượng lưỡng phân thành KIỀN ĐOÀI, Thiếu Âm tượng lưỡng phân thành LY CHẤN, Thiếu Dương tượng lưỡng phân thành TỐN KHẢM, Thái Âm tượng lưỡng phân thành CẤN KHÔN. Quái có QUÁI THỂ, nói theo kiểu toán pháp thì THỂ QUÁI là tích dấu của ba hào quái. Vậy là Kiền dương, Đoài âm, Ly âm, Chấn dương, Tốn âm, Khảm dương, Cấn dương, Khôn âm.

Nói về nơi chốn quái sinh thì KIỀN sinh tại Nam Đông Nam ( thượng Thái dương ), ĐOÀI sinh tại Đông Đông Nam ( hạ Thái dương ). LY sinh tại Đông Đông Bắc ( thượng Thiếu âm ), CHẤN sinh tại Bắc Đông Bắc ( hạ Thiếu âm ). TỐN sinh tại Nam Tây Nam ( thượng Thiếu dương, KHẢM sinh tại Tây Tây Nam ( thượng Thiếu dương ). CẤN sinh tại Bắc Tây Bắc ( thượng Thái âm ), KHÔN sinh tại Bắc Tây Bắc ( hạ Thái âm.

Bởi nội bát quái có phương vị cố định nên chi nội bát quái bất động, không dời chỗ như ngoại quái. Nội Bát quái từng cặp đối đãi nhau qua tâm như [ Kiền đối Khôn ] [ Ly đối Khảm ] [ Chấn đối Tốn ] [ Đoài đối Cấn ]. Hào quái của hai quái đối cũng đối nhau ví như hào 2 của Ly âm thì hào 2 của Khảm dương. Sự đối chính yếu là đối thể quái dương âm như Kiền Khôn đối, Đoài Cấn đối, Ly Khảm đối, Chấn Tốn đối.

Bát Quái ứng ra bát thể của trời đất thì Thiên đối Địa, Thủy đối Hỏa, Lôi đối Phong, Sơn đối Trạch. Chiều hướng, tính chất, ngay cả hình thể ứng trong vật thấy có đối đãi nhau ( nên tham khảo thuyết quái truyện ở Kinh Chu Dịch Bản nghĩa, bản dịch của Nguyễn Duy Tinh ). Ở quái là tượng đã phát triển từ hai lớp âm dương lên ba lớp. Người ta gọi các lớp âm dương nơi tượng, nơi quái là hào. Cơ bản quái có 3 hào thì hào 1 được xem là hào nghi, hào 2 là hào tượng, hào 3 là hào quái. Kiền quái có 3 hào dương là quái có dương lượng to tát nhất ( 33 ) trong số bát quái ( sánh thiên ). Khôn quái có ba hào âm là quái có âm lượng to tát nhất ( 24 ) trong số bát quái ( sánh địa ). Bởi lẽ Quái là một TIỂU THÁI CỰC mà hoạt động của Thái Cực xuất phát từ trung tâm nên chi hoạt động quái xuất phát từ trung tâm quái. Cái hào số 2 ở trung tâm quái gọi là hào tượng rất quan trọng vì rằng hào 2 của quái bị biến thì tượng quái biến mà tượng quái biến thì quái tiêu đời nên chi các nhà Tượng số học mới gọi hào 2 là hào bổn mạng.

 

 

LUẬT
VỀ QUÁI
TƯƠNG HỢP
BẤT TƯƠNG HỢP

 

A
Hai quái cùng tượng thì tương hợp :

 

B

Quái thuộc hai tượng không đồng thể bất tương hợp :

 

C

Quái thuộc hai tượng đồng thể tương hợp

 

 

Các nhà Phong Thủy, Thuật số vận dụng định luật quái tương hợp & bất tương hợp hiệp với luật ngũ hành sanh khắc bát quái chế ra công thức như BÁT TỰ hôn nhân, BÁT TRẠCH hướng nhà, BÁT SAN GIAO CHIẾN. Hào tượng của quái biến thì hai quái có ngũ hành tương khắc tuyệt tử nhau nên BÁT SAN TUYỆT MẠNG có ca quyết  :

Bà CÀN đi chợ hồ LY
Mua con cá CẤN làm chi TỐN tiền
Ông KHẢM lại học làm KHÔN
Gánh nước non ĐOÀI té CHẤN gảy lưng

____________________________________________________________

 

TÓM TẮT BÀI
THÁI CỰC
NGHI - TƯỢNG - QUÁI


@/ Trong CÁI MỘT TOÀN THỂ bao giờ cũng hiện hữu hai thành phần âm dương gọi là LƯỠNG NGHI : một gọi dương nghi, một gọi âm nghi. Dương nghi chiếm vị tả, âm nghi chiếm vị hữu trong cái một mà có luật “dương tả, âm hữu”. Tánh chất dương trong nhẹ chiều hướng lên, tánh chất âm nặng đục chiều hướng xuống.
@/ Trong một NGHI bao giờ cũng hàm chứa hai thành phần âm dương một thái, một thiếu phân nghi thành hai tượng thái, thiếu. Dương tượng ở trên, âm tượng ở dưới mà có luật “dương thượng, âm hạ”. Bởi hai thành phần âm dương trong một nghi có sự biến thiên tăng giảm mà dương tăng thì âm giảm, âm tăng thì dương giảm nên chi trong một nghi phải có một thái, một thiếu : Với Dương Nghi thì phần thái là tượng Thái Dương, phần thiều là tượng Thiếu Âm. Với Âm Nghi thì phần thái là tượng Thái Âm, phần thiếu là tượng Thiếu Dương. ( nhiều tác gỉa không giải mả được Hà Đồ, chỉ biết lấy vạch chồng lên vạch nên chi đã không biết lý nghĩa âm dương thiếu thái, lại nhầm lẫn giữa hai tượng Thiếu dương với Thiếu âm )
@/ Trong một TƯỢNG bao giờ cũng hàm chứa hai thành phần âm dương mà dương chiếm phần trên của tượng, âm chiếm phần dưới của tượng, mỗi phần là một QUÁI. @/ TƯỢNG có tượng thể. Tượng thể là tích dấu của hai hào tượng : tích dương thì tượng dương thể, tích âm thì tượng âm thể. @/ QUÁI có quái thể. Quái thể là tích dấu của ba hào quái : tích dương thì dương quái, tích âm thì âm quái.

________________________________________________________

 

BÀI 10

HỆ LUẬN KIỀN KHÔN

 

 

CHƯƠNG  II

INDEX THÁI CỰC  LƯỠNG PHÂN  /  CẤU TRÚC BÁT QUÁI  /  4 TẦNG QUÁI  

 CHU KỲ QUÁI  /  LỤC THẬP TỨ QUÁI  BÁT QUÁI LƯỠNG PHÂN 

 QUÁI TUYẾN  THẬP NHỊ ĐỊA CHI  /  NGHI TƯỢNG QUÁI 

  KIỀN KHÔN GIAO THÁI  /  KIỀN KHÔN BIẾN 

  BÁT QUÁI VẬN ĐỘNG  /  NGŨ HÀNH BÁT QUÁI