BÀI 5

 

THẬP

THIÊN CAN

Thập thiên Can là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Qúi. Phương vị và tính chất hành của thập thiên can là : Giáp Ất đông phương mộc, Bính Đinh nam phương hỏa, Mậu Kỷ trung ương thổ, Canh Tân tây phương kim, Nhâm Qúi bắc phương thủy. Thâp thiên can là 10 yếu tố thiết yếu của lịch pháp, tương truyền rằng Hoàng Đế sai Hi Hoà xem mặt trời, Thượng Nghi xem mặt trăng, Sử Khu xem sao khí, Đại Náo đặt Can Chi, Lệ Thủ đặt toán số và sai Dung Thành hợp sáu thuật ấy để soạn Điều lịch. Truyền thuyết chỉ có vậy, không đủ dữ liệu nghiên cứu, hầu như dựa vào mấy lời ngắn ngũn này :

 

Thiên nhứt sinh thủy, Địa lục thành chi
Địa nhị sinh hỏa,    Thiên thất thành chi
Thiên tam sinh mộc,     Địa bát thành thi
Địa tứ sinh kim,      Thiên cửu thành chi
Thiên ngũ sinh thổ,    Địa thập thành chi


Các nhà giải thyết xưa nay dụng Lạc Thư biện giải thập thiên can.
Tôi dụng Hà Đồ vì lời trên là ý nghĩa ngũ hành năm nhóm số.

 

 

Vận động tiên thiên bát quái nhập Bắc xuất Nam ra ngoài mang theo quái trung cung thành vòng [ ABCD - O - EFGH ] cữu cung bát quái. Tiên thiên ngũ hành 4 nhóm [1-6] [2-7] [3-8] [4-9] nhập trung cung thái cực, xuất ra mang theo cung trung [5-10] thành vòng MƯỜI SỐ làm thành vòng THẬP CAN [ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ]. Cữu cung bát quái, Thập thiên can, Ngũ hành ba vòng vận động trên thập nhị địa chi trãi quái, trãi can, trãi hành lên thập nhị địa chi. Biểu đồ bên dưới từ trong ra (1)(2)(3)(4) :

Vòng ngũ hành chu kỳ 5    (1)
Vòng cữu cung quái chu kỳ 9  (2)
Vòng thập thiên can chu kỳ 10   (3)
Vòng thập nhị địa chi chu kỳ 12     (4)

 

luận về

thập thiên can

Tiên thiên Ngũ hành thủy hỏa mộc kim thổ tương sanh thì “thủy sanh mộc, mộc sanh hỏa, hỏa sanh thổ, thổ sanh kim” luận ra Thủy [1-6] sanh Mộc [3-8] , Mộc [3-8] sanh Hỏa [2-7] Hỏa [2-7] sanh Thổ [5-10] , Thổ [5-10] sanh Kim [4-9] , Kim [4-9] sanh Thủy [1-6]. Mỗi một hành thành ra từ hai thành phần âm dương Thiên Địa thay vì gọi theo âm dương số thì người ta ( có lẽ Đại Náo ) đặt :

 


Vậy là Giáp Ất sanh Bính Đinh, Bính Đinh sanh Mậu Kỷ, Mậu Kỷ sanh Canh Tân, Canh Tân sanh Nhâm Qúi, Nhâm Qúi sanh Giáp Ất. thành vòng thập thiên can tương sanh. Bởi thập can là mười tượng của Thiên nên chi coi là mười cái gốc của trời. Sự sống khởi từ hành mộc nên theo lý ấy mà lấy Giáp đứng đầu thập can cho ra trình tự Giáp Ất, Bính Đinh, mậu Kỷ, Canh Tân, Nhâm Qúi vận động trên thập nhị địa chi.

 

THÂP CAN

HỢP - XUNG

 

A

THẬP THIÊN CAN
HỮU HỢP

Thập can hữu hợp : [ Giáp hợp Kỷ ] [ Ất hợp Canh ] [ Bính hợp Tân ] [ Đinh hợp Nhâm ]  [ Mậu hợp Qúi ] và ngược lại. Từng cặp can âm dương có ngũ hành tương khắc hợp nhau được, do vậy mà có định lý : “kỳ cố hà dư như mộc khắc thổ, vô thổ bất thành mộc”, “kỳ cố hà dư như thủy khắc hỏa, vô hỏa bất thành thủy”, “kỳ cố hà dư như hỏa khắc kim, vô hỏa bất thành kim”, “kỳ cố hà dư như kim khắc mộc, vô kim bất thành mộc”. NAM GIÁP TÍ ( 1984 ) kim mệnh, phi đoài, NỮ KỶ TỊ (1999 ) thổ mệnh, phi cấn vênh nhau 15 tuổi nhưng thiên can hợp, phi cung hợp, mệnh tương sanh hôn phối nhau đại tốt dù bỏ qua địa chi, đây là quan điểm cưới gả thường thấy ở các cụ xưa, có khi vợ lớn hơn chồng nhiều tuổi cũng từ toan tinh theo lý này.

 

Thập thiên can vận động trên vòng Thập nhị Địa chi 360 độ số với Dương can ngậm Dương chi, Âm can ngậm  Âm chi. Độ số [ 150 & 210 ] là độ số thiên can hữu hợp. Tính chất thập can ứng vào âm thanh âm nhạc thì độ số 150 là độ số sanh âm ví như âm ĐÔ sanh âm FA. Độ số 210 là độ số hòa thanh ví như thanh FA hòa thanh ĐÔ.

B

THẬP THIÊN CAN
XUNG PHÁ

Dương can phá : [ Giáp phá Mậu ] [ Mậu phá Nhâm ] [ Nhâm phá Binh ] [ Bính phá Canh ] [ Canh phá Giáp ]. Âm can phá : [ Ất phá Kỷ ] [ Kỷ phá Qúi ] [ Qúi phá Đinh ] [ Đinh phá Tân ] [ Tân phá Ất ]( Thiên can là ngũ hành nên “phá” là “khắc” nhau. Dương can hiệp phối Dương chi, Âm can hiệp phối âm chi hai tuổi hôn phối có hai can tuổi phá nhau là không tốt ví như NAM GIÁP TÍ ( 1984 ) NỮ MẬU THÌN hôn phối nhau không tốt vì thiên can phá nhau dù địa chi tuổi tam hợp. Tương tự vậy khi can năm thời gian phá can tuổi thì năm ấy tuổi ấy vận thời có sự xấu.

 

 

Độ số [ 120 & 240 ] là độ số dương can khắc, âm can khắc. Tổ hợp hai tuổi dương can, hay hai tuổi âm can không tốt. Tổ hợp ba tuổi thì phải [ 2 dương can + 1 âm can ] như [ G + M + T ] hay [ 2 âm can + 1 dương can  ] như [ T + Â + B ].thì lại hòa hợp ví như hai Hợp âm Majeur [ DO.MI.SOL ] hoặc [ SOL.SI.RE ] vậy.

 

PHƯƠNG VỊ
Thập can ứng Địa chi

Thập thiên can là âm dương tượng ngũ hành Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ mà Thủy ở Bắc phương nên Nhâm Qúi ở về Bắc, Hỏa ở Nam phương nên Bính Đinh ở về Nam, Mộc ở Đông phương nên Giáp Ất ở về Đông, Kim ở Tây phương nên Canh Tân ở về Tây, Thổ ở trung ương nên Mậu Kỹ ở trung ương. Lại biết Khảm Ly Chấn Đoài mỗi quái trãi cung độ 45 bao hàm hai địa chi. CHẤN MỘC giữa khoảng Dần Mẹo nên GIÁP cận Dần, ẤT cận cuối Mẹo. LY HỎA giữa khoảng Tỵ Ngọ nên BÍNH cận Tỵ, ĐINH cận cuối Ngọ. ĐOÀI KIM giữa khoảng Thân Dậu nên CANH cận Thân, TÂN cận cuối Dậu. KHẢM THỦY giữa khoảng Hợi Tý nên NHÂM cận Hợi, QÚI cận cuối Tý :

 

 

Bát quái, Thập thiên can, Thập nhị địa chi được ứng dụng vào la bàn phong thủy phân kim hướng nhà, hướng cửa ; vì độ số 45 của quái qúa rộng dẫn đến độ chính xác không cao nên người ta chia mỗi cung quái làm ba sơn hướng vị chi tám quái có 24 sơn hướng mỗi sơn hướng trãi cung 15 độ cho ra đồ biểu 24 sơn hướng :

 

 

 

 

TIẾP

ĐỊA CHI PHÂN THẾ

 

 

___________________________________________________________________

INDEX

LẠC THƯ / TIÊN THIÊN / HẬU THIÊN / NGŨ HÀNH SANH KHẮC / 10 CAN

CHI PHÂN THẾ / TIÊN HẬU ĐỒ / VẬT CHẤT / N H TỨ THỜI

ĐỘ SỐ SANH KHẮC / BÀN TAY / DƯỢC LỖI MÙA SANH

 LUẬN CHỨNG NẠP ÂM