BÀI 3

 

HẬU THIÊN

NGŨ HÀNH BÁT QUÁI

Hậu thiên ngũ hành là ngũ hành của tám quái được gọi là ngũ hành bát quái. Ngũ hành bát quái chính là Hậu thiên Bát quái Văn Vương. Sao lại như thế ? Tóm lược nguyên do là thế này : 1/ Bát quái là phát minh của Phục Hy, được gọi là Tiên thiên bát quái.Tiên thiên Bát quái sinh thành bởi âm dương nhị khí, bản thể của bát quái này là âm dương 2/ Ngũ hành là phát minh của Hạ Vũ. Hạ Vũ dụng Lạc thư chỉ ra pương vị ngũ hành bát phương. 3/ Văn Vương tiếp thu phát minh của hai nhà, kết nạp tiên thiên bát quái với ngũ hành cửu cung Lạc số định vị ngũ hành bát quái : Khảm Bắc, Ly Nam, Chấn đông, Đoài Tây, Kiền Tây Bắc, Tốn Đông Nam, Cấn Đông Bắc, Khôn Tây Nam. Số thì nhứt Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ trung, lục Kiền, thất Đoài, bát Cấn, cữu Ly. Đại để là vậy :

 

 

Áng theo phương vị Tiên thiên ngũ hành xác định

Khảm thủy, Ly hỏa, Chấn mộc, Đoài Kim

 

 

Còn bốn phụ phương Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Tây Bắc thuộc hành gì thì Hổng phạm thiên thư không cập tới. Vậy làm sao biết Tốn mộc, Kiền kim, Cấn Khôn thổ ? Lại nữa, lẽ ra mỗi quái có một hành như Ly, Khảm mới phải, nhưng tám quái chỉ có năm hành là sao ? Thưa rằng câu hỏi không dễ trả lời, nhưng không phải là không thể.

 

Lý giải được hỏi này không dễ, phải liên kết từ Hà Đồ 5 NHÓM SỐ đến 5 NHÓM HÀNH mà ngũ hành thành ra từ BÁT QUÁI phải chứng minh bát quái qui ra hành được 5 NHÓM NGŨ HÀNH. Điều này buộc phải dẫn lại từ chỗ Thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, rồi tứ tượng sanh bát quái để nhắc lại mấy định luật về âm dương :

 

ĐỊNH LUẬT I

Cái một lưỡng phân thành hai cái một âm dương đối tánh. Âm dương chiếm vị trong cái một đã lưỡng phân ra nó theo qui luật “dương tả âm hữu” thành ra hai cái một âm, một dương là dương nghi âm nghi :


ĐỊNH LUẬT II

Cái một âm, cái một dương ( tức dương nghi, âm nghi ) lưỡng phân thành hai cái một âm dương đối tánh mà âm dương chiếm vị trong cái một đã lưỡng phân ra nó theo qui luãt “dương thượng âm hạ”  thành ra 4 cái một là thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm :
 

 

Rồi Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương, Thái âm mỗi cái một lưỡng phân thành 2 cái một âm dương đối tánh mà “dương thượng âm hạ” chiếm vị trong cái một đã lưỡng phân ra nó tại đây bát quái sanh ra sau qúa trình tứ tượng lưỡng phân :


 

1/ Thái dương tượng : @/ phần âm tượng Thái dương sanh  QUÁI âm thể  @/ phần dương tượng Thái dương sanh  QUÁI dương thể. Hai quái KIỀN ĐOÀI phân ngôi Kiền thượng, Đoài hạ đúng định luật dương thượng âm hạ của tượng nên hai quái thuộc tượng Thái dương THÀNH NHÓM.

2/ Thái âm tượng : @/ phần âm tượng Thái âm sanh  QUÁI âm thể @/ phần dương tượng Thái âm sanh  QUÁI dương thể. Hai quái KHÔN CẤN phân ngôi Khôn hạ, Cấn thượng đúng định luật dương thượng âm hạ của tượng nên hai quái thuộc tượng Thái âm THÀNH NHÓM.

3/ Thiếu âm tượng : @/ phần âm tượng Thiếu âm sanh  QUÁI dương thể. @/ phần dương tượng Thiếu âm sanh  QUÁI âm thể. Hai quái CHẤN LY phân ngôi Ly thượng, Chấn hạ không đúng định luật dương thượng âm hạ của tượng nên hai quái thuộc tượng Thiếu âm KHÔNG THÀNH NHÓM.

4/ Thiếu dương tượng : @/ phần âm tượng Thiếu dương sanh  QUÁI dương thể. @/ phần dương tượng Thiếu dương sanh  QUÁI âm thể. Hai quái TỐN KHẢM phân ngôi Tốn thượng, Khảm hạ không đúng định luật dương thượng âm hạ của tượng nên hai quái thuộc Thiếu dương tượng KHÔNG THÀNH NHÓM.

 

Tám quái ở nội tầng thì như vậy : Kiền Đoài THÀNH NHÓM, Chấn Ly KHÔNG THÀNH NHÓM, Tốn Khảm KHÔNG THÀNH NHÓM, Cấn Khôn THÀNH NHÓM. Tuy nhiên, tám quái ở ngoại tầng thì  không như vậy : bát quái sắp hàng dọc, hai tượng [ Thiếu âm và Thiếu dương ] tiếp xúc trực tiếp để dương quái CHẤN thượng, âm quái TỐN hạ THÀNH NHÓM đúng luật " dương thượng, âm hạ". Kết qủa là ngoại bát quái phân thành 5 NHÓM QUÁI : [ Kiền Đoài ] [ Ly ] [ Chấn Tốn ] [ Khảm ] [ Cấn Khôn ] ( hình cột bên phải biểu đồ ) :

 

 

 

Kiền quái & Đoài quái thành nhóm mà Đoài hành kim thi Kiền kim. Chấn quái & Tốn quái thành nhóm mà Chấn hành mộc thì Tốn mộc. Lại căn cứ vào thể quái âm dương mà nói KIỀN dương kim, ĐOÀI âm kim, LY âm hỏa, CHẤN dương mộc, TỐN âm mộc, CẤN dương thổ, KHÔN âm thổ.

 

 

Câu hỏi "làm sao biết Tốn mộc, Kiền kim" nêu ra ở trên đã được giải quyết. Còn hai quái Cấn  , Khôn  , Văn Vương lấy lý gì phán Khôn Cấn hành thổ ? Hồng phạm im hơi, Kinh Dich lặng tiếng, Thập dực không chép ; thôi thì Nguyên K phát biểu vậy : Hà đồ  Trung ương thổ [ 5  trắng,10 đen ], Lạc thư giữ 5 bỏ 10 biểu lý thổ trung ương ngoại táng địa chi Sữu Mùi Cấn quái, Khôn quái hành thổ bởi lý này.

 

 

TIẾP

NGŨ HÀNH SANH KHẮC

 

________________________________________________________________

INDEX

LẠC THƯ / TIÊN THIÊN / HẬU THIÊN / NGŨ HÀNH SANH KHẮC / 10 CAN

CHI PHÂN THẾ / TIÊN HẬU ĐỒ / VẬT CHẤT / N H TỨ THỜI

ĐỘ SỐ SANH KHẮC / BÀN TAY / DƯỢC LỖI MÙA SANH

 LUẬN CHỨNG NẠP ÂM