BÀI  3

 

 vài chiêm nghiệm

trước khi giải mả hà đồ

Phục Hy há chẳng bảo ta ngửa xem, cúi xét, nghiệm gần nghiệm xa. Gần nghiệm ở mình, xa nghiệm ở vậ đó sao.

 

1@/  Địa cầu tự xoay quanh trục : Trục nghiêng một góc 23,4 độ, chuôi trục Bắc hướng về sao Bắc cực tức sao Polaris trong chòm tiểu hùng tinh :

 

2@/  Địa cầu là một khối nam châm khổng lồ sản sinh từ trường bao quanh. Chiều của địa từ là vào Bắc ra Nam :

 

 

3@/  Chiều vận động của Tiên thiên Bát quái là chiều vào Bắc ra Nam. Phương vị tiên thiên bát quái thì Kiên lệch về trái, Khôn lệch về phải, Tốn lệch về phải, Chấn lệch vể trái, Đoài Khảm, Ly Cấn kẹp trục Đông Tây :

 

 

4@/ Quan sát viên mặt hướng Nam, lưng nhìn Bắc đẩu thấy địa cầu xoay về trái, thấy mặt trời lên từ hướng Đông tay trái vòng qua đầu tiến sang phải lặn về Tây :

5@/  Người quan sát đeo đồng hồ tay trái : một từ Hà Nội nhìn vô Nam, một từ Sài gòn nhìn ra Bắc. Hỏi bản đồ Việt Nam với hai thế vị đó ( một Nam trên Bắc dưới, một Nam dưới Bắc trên ) thì thế vị nào phù hợp hiện thực ?

 

 

6@/  Định luật "lưỡng phân". Địa cầu chuyển động xung quanh mặt trời được bị mặt trời chia hai nửa sáng, tối. Sự chia CÁI MỘT thành hai mà không tách hai ra được gọi là LƯỠNG PHÂN, PHÂN LƯỠNG :

Nửa sáng của địa cầu hướng ra mặt trời tánh dương ( ấm, nóng ), nửa tối của địa cầu ngâm trong không gian đen vũ trụ tánh âm ( mát, lạnh ). Định luật "dương tả, âm hữu" tức dương chiếm bên trái CÁI MỘT đã lưỡng phân ra nó, âm chiếm phần bên phải CÁI MỘT đã lưỡng phân ra nó. Lưỡng phân nhị tánh âm dương là hiện tượng tự nhiên như nhiên nó vậy.

7@/ Vạn vật chúng sinh của địa cầu là CÁI MỘT. Địa cầu được bị lưỡng phân nhị tánh thì có vật gí, thứ gì của địa cầu không lưỡng phân nhị tánh ?

8@/ Một cái đinh trên địa cầu viết vòng âm dương lưỡng tánh. Địa cầu không ngừng xoay, vòng viết không ngừng động. Dịch đạo là đạo âm dương động vòng :

 

 

9@/ Vạn vật chúng sinh trong trời đất biến đổi, nhưng có cái bất biến là vòng ngày đêm sáng tối. Phục Hy dụng màu ngày đêm MẢ HÓA HÀ ĐỒ.

10@/  Có một loại quặng ái lực với từ trường địa cầu là sắt từ  Fe3O4. Các mãnh vụn sắt từ luôn luôn hướng một đầu về phương nam địa cầu nên chi từ cỗ đại con người biết dụng nó làm KIM CHỈ NAM.

Nam châm là tượng Thái cực nhập thể có đặc tính lưỡng phân nhị tánh âm dương. Dương màu sáng nóng như trắng, đỏ. Âm màu tối lạnh như xanh, đen nên chi hai cực nam châm được sơn hai màu đó.

11@/ Ba thanh nam châm Mi M2 M3 cùng kích cỡ đặt cận song song. Nhìn từ trên xuống dưới : nhóm 3 vệt trắng là KIỀN QUÁI định vị Nam, nhóm 3 vệt đen là KHÔN QUÁI định vị Bắc :      

       

12@/ Một thanh nam châm dài có thể được ghép lại bởi nhiều nam châm ngắn. Biểu đồ bên dưới với M1 nguyên, M2 là thanh ghép 2, M3 là thanh ghép 4. Nhìn xuyên suốt từ M3 xuống M1 mà thị trường nhìn giới hạn trong mỗi khoàng trắng đen của thanh M3 thấy 8 nhóm ba vệt đen trắng 1.2.3.4.5.6.7.8 tính từ  Nam sang Bắc :

                    

Dùng ký hiệu liền đứt của Phục Hy thay thế các vệt màu của 8 nhóm với vạch liền thế vệt trắng, vạch đứt thế chỗ vệt đen được Tiên thiên Bát quái.

13@/ Vật lý xưa với nay nhất quán. Người xưa phán "Kiền dương, Đoài âm, Ly âm, Chấn Dương, Tốn âm, Khảm dương, Cấn dương, Khôn âm". Vật lý hiện đại về tích dấu (cọng)(trừ) cho biết " trừ nhân trừ thành cọng, cọng nhân cọng thành cọng, cọng nhân trừ thành trừ " xác minh phán định của cỗ nhân :

14@/ Đồ hình ngang 64 quái Phục Hy là bảng sao sao ra từ nhóm 6 thanh nam châm M1 M2 M3 M4 M5 M6 trong đó M1 là thanh nguyên, M2 là thanh ghép 2,  M3 là thanh ghép 4, M4 là thanh fhép 8, M5 là thanh gép 16, M6 là thanh ghép 32. Thanh M0 dưới cùng là sắt non biểu thị Thái cực thời kỳ hổn nguyên  chưa phân :

                       

15@/  Phục Hy sâu dày dụng đen trắng mả hóa âm dương. Hậu nhân thấu ý dụng ngày đêm sáng tối làm chìa mở khóa :

 

 

 BÀI 4

CHÌA KHÓA GIẢI MẢ

 

 

___________________________________________________

CHƯƠNG  I

NDEX  /  LAI LỊCH HÀ ĐỒ  /  VẠCH QUÁI  /  VÀI GỢI Ý 

 CHÌA KHÓA MẢ  /  GIẢI MẢ 5 NHÓM SỐ  

 ÂM DƯƠNG KÊNH  /  TÓM LƯỢC  

TIÊN THIÊN BÁT QUÁI