BÀI 6

 

ÂM DƯƠNG KÊNH

Dương sinh ở Bắc 1, rẽ trái sang Đông thành 3, lên Nam thành 27, rẽ phải sang Tây thành 9, xuống Bắc thành 1 vẽ ra DƯƠNG KÊNH TRẮNG. Âm sinh ở Nam 2, rẽ phải sang Tây thành 4, xuống Bắc thành 16, rẽ trái sang Đông thành 8, lên Nam thành 2 vẽ ra ÂM KÊNH MÀU ĐEN :

 


 


ÂM DƯƠNG KÊNH
BIẾN ĐỔI

DƯƠNG KÊNH TRẮNG : Dương từ Nam đi xuống thì dương trong kênh trắng giảm dần mà dương giảm dần thì dương biến dần sang âm tính. Tại miền Tây Bắc dương giảm 32 lần là giảm với trị số qúa lớn khiến cho phần dương kênh trắng miền TÂY BẮC biến đổi sang âm thành màu đen ( hình dưới ).
 

ÂM KÊNH ĐEN : Âm từ Bắc đi lên thì âm trong kênh đen giảm dần mà âm giảm dần thì âm biến dần sang dương tính. Tại miền Đông Nam âm giảm 22 lần là giảm với trị số qúa lớn khiến cho phần âm kênh đen miền ĐÔNG NAM biến đổi sang dương màu trắng ( hình dưới ) :

 

 

 

Đối chiếu đồ số 4 vùng tứ tượng số với đồ kênh âm dương biến đổi nhận ra được mối tương liên giữa đồ tứ tượng số và đồ tứ tượng vệt trắng đen :

 

 

1/ Vùng Đông BắcThiếu Âm [ dương tăng 3, âm giảm 2 ] bày tượng hai vệt đen trắng mà trong trắng, ngoài đen. 2/ Vùng Đông Nam Thái Dương [ dương tăng 32, âm giảm 22 ] bày tượng hai vệt trắng mà trong trắng, ngoài trắng. 3/ Vùng Tây Nam Thiếu Dương [ âm tăng 2, dương giảm 3 ] bày tượng hai vệt đen trắng mà trong đen ngoài trắng. 4/ Vùng Tây Bắc Thái Âm [ âm tăng 22, dương giảm 32 ] bày tượng hai vệt đen mà trong đen, ngoài đen.

Tứ tượng đồ vệt biểu thị bằng hai vòng trong ngoài mà : 1/ VÒNG TRONG bởi Thái cực lưỡng phân âm dương thành vòng hai nửa mà dương chiếm phần bên trái, âm chiếm phần bên phải bày ra qui luật "dương tả, âm hữu". 2/ VÒNG NGOÀI tạo thành bởi nửa âm, nửa dương của vòng trong lưỡng phân âm dương mà dương chiếm trên, âm chiếm dưới bày qui luật "dương thượng, âm hạ".

Qua đấy, tứ tượng đồ vệt hé lộ qui luật CÁI MỘT LƯỠNG PHÂN THÀNH HAI CÁI MỘT ÂM DƯƠNG ĐỐI TÁNH. Âm Dương chiếm vị trong CÁI MỘT đã lưỡng phân ra NÓ theo qui luật BAN ĐẦU LÀ "dương tả âm hữu" SAU LÀ "dương thượng âm hạ".

 

 

Hà đồ  Phục Hy chấm hết với 5 tầng vòng đương nhiên việc giải mả Hà đồ của Nguyên K phải chấm hết tại đấy. Câu hỏi tôi tự hỏi là cái đồ tám nhóm 3 vạch liền đứt  mà Phục Hy kèm theo Hà đồ để làm gì ???

 

 

Động não riết rồi Nguyên K tôi cũng phăng ra được manh mối là Phục Hy tự biết thiết kế Hà Đồ 55 dấu tròn đen trắng của ông chỉ đủ lý dẫn người giải mả tiến đến " TỨ TƯỢNG VỆT ĐEN TRẮNG " nên chi cần có đồ bổ sung ý nghĩa là đồ " 8 nhóm 3 vạch liền đứt " nhằm định hướng người giải mả tiếp tục phát triển sự lý.

Như giải thích ở trang trước là Phục Hy tự biết thiết kế HÀ ĐỒ 55 dấu tròn đen trắng của ông chỉ đủ lý dẫn người giải mả tiến đến ĐỒ TỨ TƯỢNG VỆT ĐEN TRẮNG :

 

 

Kinh qua đồ tứ tượng vệt đen trắng cho thấy cái một lưỡng phân nhị tánh vừa trãi qua hai quá trình phân lưỡng : 1@/ QÚA TRÌNH I : Thái cực là CÁI MỘT có đặc tính lưỡng phân nhị tánh thành 2 cái một âm dương đối tánh gọi là lưỡng nghi ( biểu thị bởi vòng trong của đồ tứ tượng vệt ) với dương nghi chiếm vị tả, âm nghi chiếm vị hữu trong cái một đã lưỡng phân ra nó. 2@/ QÚA TRÌNH 2 : Dương nghi là CÁI MỘT, Âm nghi là CÁI MỘT phải tuân theo định luật “ cái một có đặc tính lưỡng phân nhị tánh thành hai cái một âm dương đối tánh " dẫn đến phát sanh 4 CÁI MỘT ( do dương nghi và âm nghi phân ra ) mà gọi là TỨ TƯỢNG ( biểu thị bởi vòng ngoài của đồ tứ tượng vệt ).

 

Mỗi một tượng như Thiếu âm, Thái dương, Thiếu dương, Thái âm là CÁI MỘT phải lưỡng phân thành hai cái một âm dương đối tánh mà dương chiếm vị thượng, âm chiếm vị hạ trong cái một đã lưỡng phân ra nó CHO PHÉP TÔI PHÁT TRIỂN vòng thứ 3 bên ngoài đồ tứ tượng vệt cho ra đồ vệt 3 vòng này ( đồ bên trái ở dưới ) :

 

 

 

Dùng ký hiệu vạch liền của Phục Hy thế chỗ các vệt trắng, dùng ký hiệu vạch đứt của phục Hy thay chỗ các vệt đen được đồ TÁM NHÓM 3 VẠCH LIỀN ĐỨT ( đồ bên phải ở trên ).

Tóm lại là

Hà đồ với 55 dấu tròn đen trắng cho ra 5 nhóm số [ 1- 6 ] [ 2-7 ] [ 3-8 ][ 4-9] [5-10] chỉ đủ lý dẫn Ta đến cái biết “ Thái cực sanh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sanh tứ tượng ”. Phục Hy để đồ tám nhóm ba vạch liền đứt kèm bên Hà đồ là để hướng ta đến cái biết “ tứ tượng sanh bát quái ”.


 

BÀI  7

HÀ ĐỒ TÓM LƯỢC

 

 

________________________________________________________________

CHƯƠNG  I

NDEX  /  LAI LỊCH HÀ ĐỒ  /  VẠCH QUÁI  /  VÀI GỢI Ý 

 CHÌA KHÓA MẢ  /  GIẢI MẢ 5 NHÓM SỐ  

 ÂM DƯƠNG KÊNH  /  TÓM LƯỢC  

TIÊN THIÊN BÁT QUÁI