VietNamNet họp báo về

chuyện " dị nhân" đuổi mưa

____________________________________________________________________________

 

 

TIÊN ĐOÁN KHÔNG MƯA

trong ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long

( 10/10/2010 )

 

Xôn xao chuyện " dị nhân " thề đưổi mưa, ngăn bảo trong suốt 7 ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, nhiều người email hỏi tôi, nhân đấy ngày 11/9/2010 tôi viết bài tiên đoán thời tiết 10 ngày kể từ ( 1 - 10 ) tháng 10/2010 để nghiệm chứng. Tôi gởi bài cho Nguyễn Chuyên ( tức PGS. TS  Lê Thành Lân  Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tác gỉa ĐỐI CHIẾU LỊCH DƯƠNG VỚI  LỊCH ÂM DƯƠNG CỦA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 2030 NĂM ) nhờ chuyển đến VietNamNet nhưng không được đăng.

 

 

Nhà dự báo khí tượng thời nay có rất nhiều lợi thế hơn ông cha ta thời trước, trong tay không có máy tính, máy đo, kính thiên văn viễn vọng, vệ tinh quan sát bầu trời. Chỉ với quyển lịch, chiếc la bàn, cái chòi với vài dụng cụ thô sơ, ấy thế mà cũng tiên liệu gío mưa bảo lũ.

Nhân chuyện báo chí đưa tin ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có siêu năng lực ngăn mưa chặn bảo khiến dư luận xôn xao. Không có cơ sở khoa học để tin ông Nguyên Vũ Tuấn Anh có siêu năng lực, nhưng có cơ sở khoa học để tin ông ta có khả năng tiên đoán. Cơ sở đó là học thuyết âm dương bát quái, ngũ hành mà những ai có khả năng tiếp thu tinh túy thì ắt có diệu dụng. Nguyên Vũ Tuấn Anh là người nghiên cứu lý học đông phương thì ắt có nghiên cứu lịch pháp Á đông, ắt có nghiên cứu tinh tú, ắt có nghiên cứu Mai Hoa dịch số. Vận dụng được ba thứ kiến thức này, ắt có nhiều phẩn cho ra dự đoán đúng.

Mở quyển âm lịch ra xem, thấy có ghi các ngày tiết khí của tháng, chẳng hạn tiết Bạch lộ mồng 1/8 (8/9/2010), tiết Thu phân 16/8 (23/9/2010), tiết Hàn lộ mồng 1/9 ( 8/10/2010 ). Lịch pháp chuẩn, chính xác thì ngày lập tiết phải có hiện tượng nhiệt độ, áp suất khí thay đổi, gió nổi, mây mù, sấm động,sương giáng, mưa rơi và nếu có sai thì giới hạn cho phép cọng trừ một có nghĩa hiện tượng phải xảy ra trước hay sau tiết một ngày. Nhiều sách âm lịch Việt Nam thời nay quên rằng địa cầu rất chiệu ảnh hưởng của nhị thập bát tú nên đã không ghi, lại bỏ qua can chi là không biết đến cái không thời âm dương vật chất mà lịch pháp Á đông muốn biểu tỏ tính lý thời.

Đại lễ 1000 Thăng Long tiến hành từ 1/10 đến 10/10/ tức từ 24 tháng 8 âm lịch đến mồng 2 tháng 9 âm lịch, nằm giữa hai tiết THU PHÂNHÀN LỘ ( 23/9 – 8/10/2010 ). Như vậy là 7 ngày đầu của Đại lễ nằm gọn trong 7 ngày cuối tiết Thu Phân, mà thường trong thời gian nửa cuối tiết khí thời trở nên ráo, tạnh. Thì ra siêu năng lực của Nguyễn Vũ Tuấn Anh hiệu nghiệm được trong 7 ngày cuối tiết, sang ngày thứ tám của Đại lễ ( 8/10/2010 ) rơi đúng vào đầu tiết Hàn lộ nên ông ta không thể cam kết ngăn mưa chặn gió ( xem bảng dữ kiện thời tiết ở trên ).

Lý khí ngũ hành của bốn chùm sao Bạch Hổ, Chu Tước, Thanh Long, Huyền Vũ thì Bạch Hổ thuộc Kim chủ mát ( Thu ), Chu Tước thuộc Hỏa chủ nóng ( Hạ ), Thanh Long thuộc Mộc chủ ấm ( Xuân ), Huyền Vũ thuộc Thủy chủ hàn ( Đông ).

Mười ngày Đại lễ Thăng Long diễn ra trong lúc địa cầu đang ở vào chu kỳ ngày của hai chòm sao Chu Tước – Thanh Long : nóng mát giao hòa thành ôn đới dễ chiệu.

Âm dương lý quái cho biết nhật thời Kiền Đoài Ly dương thịnh âm tiêu ứng tượng trời quang, mây sáng khó mưa; nhật thời Chấn Khảm âm thịnh dương sanh ứng tượng mây sấm, nước, dễ có sét, mưa; nhật thời Tốn dương thoái âm tăng ứng tượng biến động dể có gío; nhật thời Cấn Khôn dương tiêu âm thái ứng tượng u ám, trời mù.

Ngày khai mạc Đại lễ (1/10/2016) có Ly ứng nhật, theo lý thì trời quang, mây sáng, không mưa. Nhưng ngày đêm có tới 12 thời thì từ Chấn trãi Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn ứng theo giờ đồng hồ là 1 giờ sáng đến 23 giờ đêm :

 


 
 

Theo dõi 12 không thời thì nêu trên tôi cho là từ 7 đến 19 giờ bầu trời Hà Nội không mưa. Từ 19 – 23 giờ nhiệt độ có tụt nhẹ, bầu trời vắng sao, không mưa. Buổi sáng từ 1 đến 5 giờ có gió đông bắc nhẹ, biển hơi động, xa Hà Nội về hướng đông đông bắc ắt mưa lất phất.

Ngày thứ tám của Đại lễ [ 8/10/2010 ] rơi đúng vào tiết Hàn Lộ, mà hể có tiết thì thường có thay đổi áp dễ gây mưa bão, nhất là miền Bắc Việt Nam vào mùa này đã thường có. Theo tôi nghĩ có lẽ đây là nguyên do lo ngại của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh không dám cam kết ngăn mưa chống bảo qúa tám đến 10 ngày như có người đã đặt câu hỏi. Cá nhân tôi có biết chút ít về khoa này, không dám ngông cuồng phát biểu tiên tri. Nhưng cứ thấy sao sao nên mạnh dạn nêu lên suy đoán.

Mùa thu mát mẽ, nhằm tiết Hàn Lộ thì khí thời phải se sắt, gặp phải sao Can kim long khí hàn cao nên ngày này trở lạnh. Nhật thời hôm ấy là TỐN chủ gió : đoán mưa nhẹ vùng biển, trời Hà Nội không mưa, không quang đảng.

 


 

Xét ba thời thì 1 – 3 – 5 giờ sáng với khảm biến khôn, cấn biến khôn, tốn biến kiền : suy đoán có mây đen, có gió đông nam từ biển thổi vào nhưng ắt không mưa. Thời thì 7 – 9 - 11 với tốn biến cấn, tốn biến khảm,ly biến cấn : suy đoán có mưa lất phất ngoài bờ biển. Thời thì 13 – 15 - 17 với chấn biến đoài, tốn biến khảm, tốn biến kiền : suy đoán mưa biển tạnh. Thời thì 19 – 21- 23 với tốn biến cấn, tốn biến khảm, kiền biến tốn : suy đoán : gió nhẹ, mưa lất phất gần bờ biển.

_________________________________________________________________________

 

KẾT QỦA

Ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội trời quang đãng, không mưa

_________________________________________________________________________