BƯỚC 2

 

THIẾT LẬP

CHÁNH QUÁI

là quái cho ra từ hai số tâm ý của người cầu sự. Để có Chánh Quái thì lấy quái số của tay Phải (P) làm thượng quái Chánh, lấy quái số của tay Trái (T) làm hạ quái Chánh.

Gỉa dụ người cầu sự hai tay rút thăm được số :
P = 4 , T = 6
(
Tổng số P + T = 10 )

Đem hai số 46 đối chiếu với Tiên thiên Quái số Phục Hy thấy rằng số của chúng nhỏ hơn số 8 nên chúng là tiên thiên quái số, đổi thẳng số ra quái : số 4 là quái CHẤN (), số 6 là quái KHẢM (),CHÁNH QUÁI 4 trên 6 với Chấn thượng, Khảm hạ có tên quái là Lôi Thủy Giải :

 

4  

6  

 

Một gỉa dụ khác :

người cầu sự hai tay được số :
P = 12 , T = 38
( Tổng số P + T = 50 )


P = 12 > 8 nên phải chia 12 cho 8, dư số = 4 là quái Chấn
(). T = 38 > 8 nên phải chia 38 cho 8, dư số = 6 là quái Khảm (). CHÁNH QUÁI 4 trên 6 với Thượng Chấn, Hạ Khảm có tên quái là Lôi Thủy Giải :

 

4  

6  

 

Tóm lại để có một Chánh Quái thì người cầu sự phải cho ra hai số trên hai tay phải ( P ) và trái ( T ), nếu số cho ra lớn hơn số 8 thì phải chia số đó cho 8 để tìm DƯ SỐ của phép chia. DƯ SỐ chính là quái số tiên thiên ( trường hợp DƯ SỐ = 0 thì quái muốn tìm là quái Khôn ). Đặt quái số của tay phải (P) ở trên để làm thượng Chánh, đặt quái số của tay trái (T) ở dưới để làm hạ Chánh. CHÁNH QUÁI LÀ MỘT QUÁI 6 HÀO gồm hai đơn quái chồng lên nhau, quái bên trên gọi là thượng Chánh, quái bên dưới gọi là hạ Chánh.

Như vậy Chánh quái là quái biểu thị TÂM Ý MƯU CẦU CÁI SỰ NGƯỜI CẦU SỰ mưu cầu. Chánh quái có rồi thì từ trong chính nó liền phát sanh HỔ QUÁI với BIẾN QUÁI. Sau đây là cách thức lập thành Hổ quái Biến quái :

 

 

THIẾT LẬP
HỔ QUÁI

 

Hổ quái là một quái lục hào
sanh ra từ 4 hào bên trong của Chánh quái.

Công thức thiết lập Hổ quái tiến hành như sau : 1@/ Lầy hào [ 543 ] của CHÁNH QUÁI làm hào [ 654 ] của Thượng HỔ QUÁI. 2@/ Lấy hào [ 432 ] của CHÁNH QUÁI đem làm hào [ 321 ] của Hạ HỔ QUÁI

 

Thí dụ với Chánh quái Lôi thủy Giải

thì Hổ quái của nó là quái Thủy Hỏa Kỷ Tế :

 

 

 

Ghi nhớ là một chánh quái

luôn luôn có một hổ quái được tạo ra
bằng cách ghép hào theo công thức nêu trên


 

THIẾT LẬP
BIẾN QUÁI


Chánh quái sanh ra từ cái tâm động của người cầu sự nên chi CHÁNH QUÁI luôn trong tình trạng động hào và sự động đã làm biến đổi một hào nào đó của Chánh quái từ đang dương thành âm hoặc từ đang âm thành dương ( tức từ vạch liền biến thành vạch đứt hay ngược lại từ vạch đứt thành vạch liền ). Vậy trước tiên phải xét xem Chánh quái đang bị động ở hào nào tức động ở hào số mấy trong số 6 hào của Chánh quái.

 

CÔNG THỨC TÌM
HÀO SỐ ĐỘNG CỦA CHÁNH QUÁI
Lấy tổng số thăm trên hai tay phải trái

( P + T = X ) làm hào số động.

Nếu tổng số :
1/ Số X nhỏ hơn hay bằng số 6

thì hào mang số đó hay hào số 6 bị động
2/ Số X lớn hơn số 6 thì chia X cho 6

DƯ SỐ là hào số đó bị động
(
trường hợp dư số = 0 thì hào 6 của Chánh bị động )

 

Với Chánh quái Lôi Thủy Giải của thí dụ P = 4, T = 6 có tổng số [ P + T = 10 ] lớn hơn 6 nên phải chia 10 cho 6, dư số = 4 là hào số 4 của Lôi Thủy Giải bị động. Hào số 4 thuộc về thượng quái CHẤN (), hào 4 này đang dương ( vạch liền ) bị động phải biến sang hào âm ( vạch đứt ) khiến cho quái CHẤN biến thành quái KHÔN ():

 


 

Với Chánh quái Lôi Thủy Giải của thí dụ P = 12, T = 38 có tổng số ( P + T = 50 ) lớn hơn 6 nên phải chia 50 cho 6, dư số = 2 là hào số 2 của Lôi Thủy Giải bị động. Hào số 2 thuộc về hạ quái KHẢM (), hào 2 này đang dương bị động phải biến thành âm hào khiến cho quái KHẢM biến đổi thành KHÔN () quái :

 

 

 

Qua hai thí dụ với cùng một chánh quái Lôi Thủy Giải (4/6) đã cho ra hai biến quái khác nhau (Địa Thủy Sư, Lôi Địa Dự) là do bởi tổng số ( P + T ) khác nhau đã cho ra hào động khác nhau. Lưu ý với thượng Chánh quái động thì hạ Chánh quái hạ Biến quái cùng chung một đơn quái, với hạ Chánh quái động thì thượng Chánh quáithượng Biến quái cùng chung một đơn quái.


Sau khi có rồi 3 quái lục hào
CHÁNH QUÁI, HỔ QUÁI, BIẾN QUÁI
thì đem ba quái này đặt thành hàng ngang
theo thứ tự từ trái sang phải để tạo thành phương trình thức

 

CHÁNH - HỔ - BIẾN

 

Với thí dụ Phải 4, Trái 6 cho ra
Chánh quái Lôi Thủy Giải động hào 4
thì phương trình thức như sau :

 

 

Với thí dụ Phải 12, Trái 38 cho ra
Chánh quái
Lôi Thủy Giải động hào 2
thì phương trình thức như sau :

 

 

Vậy là từ hai số thăm trên hai tay phải trái của người cầu sự, thuật số gia diễn dịch ra phương trình thức CHÁNH HỔ BIẾN biểu thị TA (người cầu sự) với cái SỰ TA mưu cầu. Phương trình thức có tới 6 ĐƠN QUÁI, câu hỏi đặt ra là đơn quái nào biểu thị TA, đơn quái nào biểu thị SỰ ? Hỏi này dẫn đến phải xác định TA QUÁI, SỰ QUÁI.

 

ĐỊNH LÝ :
TA QUÁI là đơn quái không có hào bị động
SỰ QUÁI là đơn quái có chứa hào bị động


Với Chánh quái
Lôi Thủy Giải động hào 4 là thượng quái CHẤN
() bị động hào nên CHẤN SỰ QUÁI, hạ quái KHẢM () không có hào bị động nên KHẢM là TA QUÁI. Phát biểu là Chánh quái Lôi Thủy Giải động hào 4 với KHẢM TA, CHẤN SỰ :

 

 

Với Chánh quái Lôi Thủy Giải động hào 2 là hạ quái KHẢM () bị động hào nên KHẢM SỰ QUÁI, thượng quái CHẤN () không bị động hào nên CHẤN TA QUÁI. Phát biểu là Chánh quái Lôi Thủy Giải động hào 2 với CHẤN TA, KHẢM SỰ :

 

 

Tóm lại khi sự động hào xảy ra ở thượng quái thì thượng quái là SỰ QUÁI, hạ quái TA QUÁI hoặc khi sự động hào xảy ra ở hạ quái thì ha quái là SỰ QUAÍ, thượng quái là TA QUÁI.

 

 

 

>>>