PHÂN KIM

Thầy địa dùng la bàn định hướng cuộc đất, định rõ phương vị Can, Chi , Quái ; giăng dây đóng cọc xác định hướng cổng, hướng cửa phải trổ tại đâu ; chỉ định phòng ốc, lối thông thương trong ngoài, xác định vị trí giếng nước, cầu tiêu, vv . . . Phân kim là thuật ngữ chỉ công việc định hướng của thầy địa lý mà thường là tiến hành ngay trên thực địa. Dụng cụ cần thiết để phân kim là la bàn. Với  phân kim nhà cửa vận dụng chính yếu ba vòng : vòng bát quái hậu thiên, vòng can chi, vòng 24 hướng cửa. Tôi thấy cần thiết phải  tự  chế một la bàn đơn giản mà thực  dụng như mẫu la bàn này  :

 

 

La bàn có thể khắc vẽ trên bản gỗ hình vuông có phân trục Nam - Bắc, Đông - Tây. Tại trung tâm hình vuông nhận một kim nam châm cực nhạy : 1/ Từ tâm vẽ hình bát giác với tám quái Kiền Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài  và sao cho giác cạnh hai quái KHẢM LY thẳng góc với phương Bắc Nam của kim la bàn mà LY ờ về Nam, Khảm ở về Bắc. 2/ Kề ngoài vòng bát quái là vòng tròn phân chia 24 cung đểu đặn mỗi cung 15 độ, trên đó ghi 12  chi8 can theo  đúng trình tự mẫu. 3/ Vòng thứ ba là một  vành khăn riêng biệt, xoay chuyển được quanh trục ; vòng này chia 24 đều đặn mỗi cung 15 độ, trên đó ghi 24 tên cung cửa, bắt đầu từ cung  PHÚC ĐỨC.

 

Tùy theo mặt nhà hướng về phương nào mà điều chỉnh vị trí cung Phúc đức. Dưới đây là qui tắc khởi cung Phúc đức :

 

Hướng nhà cung KIỀN LY : Phúc đức khởi tại THÂN

Hướng nhà cung KHẢM Phúc đức khởi tại DẦN

Hướng nhà cung CẤN Phúc đức khởi tại GIÁP

Hướng nhà cung CHẤN TỐN Phúc đức khởi tại TỴ

Hướng nhà cung KHÔN ĐOÀI Phúc đức khởi tại HỢI

( kích chuột vào tên quái để xem hướng nhà )

 

TRẠCH HƯỚNG

 

TRẠCH HƯỚNG

TRẠCH HƯỚNG

 

TRẠCH HƯỚNG

 

CUỘC ĐẤT

Thường thì chủ gia đã được tư vấn về hướng nhà theo cung phi của gia chủ để chuẩn bị đất cất nhà. Đất có phân biệt về cuộc đất, thế đất, hình đất. Cuộc với thế đất phải  khoa phong thủy mới  phân biệt được. Dương cơ tạo tác thiên về hình đất tốt xấu : hình vuông tượng rộng rãi, bằng phẳng hay hình chữ nhật lớn, dài rộng cân phân là đất tốt ; hình đất lồi lõm mà đầu voi đuôi chuộc hoặc ngược lại, hay đất xéo cạnh dài quá, cạnh ngắn qúa là đất xấu. Đất tốt thì dễ phân kim, đất xấu thì rất khó phân kim. Biểu đồ dưới đây la hình đất tốt  :

 

 

Bát quái vận động sanh âm dương, sanh sóng vòng vận tải âm dương từ trong ra, từ ngoài vào trong. Để tránh cho sóng không bị nghẽn sóng, bế tắc thì vuông đất phải lớn __ người thầy kiến thức sâu nên tư vấn cho gia chủ có điều kiện kinh tế và muốn hưởng trọn vẹn ảnh hưởng tốt của bát quái thì nên chuẩn bị đất rộng, đủ chỗ cho 3 lớp công trình kiến tạo là : 1/ Lớp  chính yếu như phòng thờ, phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ cha mẹ, ông bà, thư phòng cần an định trên khuông viên bát quái ( vùng màu vàng ). 2/ Lớp chính thứ như phòng vợ chồng, phòng con cái, phòng nấu nướng, phòng nước rửa, phòng vệ sinh, nên an định trên vòng ngoài bát quái ( vùng màu trắng của biểu đồ ). 3/ Lớp phụ như non bộ, giếng nước, hồ tắm, ao cảnh, nhà kho nên an định trên vùng màu xám.

 

dụ về

cách thức phân kim

Gia chủ cung phi LY có khu đất rộng, muốn cất nhà diện tích lớn, nhờ thầy phân kim chi tiết. Thầy chọn  giờ ngày  tháng năm tốt với tuổi của chủ gia để động thổ. Đến hẹn, thầy xách la bàn, chủ đất mang theo ống nhợ với cọc tiêu đến khu đất. Gia chủ cho thầy biết diện tích nền muốn có. Thầy góp ý và cuối cùng quyết định hình nền ( như mãng màu nâu của bản vẽ ), quyết định dụng hướng chánh Nam làm hướng mặt tiền nhà ( gia chủ phi cung LY có tới 4 hướng tốt để hướng mặt nhà về, tùy theo hình thế đất mà chọn hướng )

 

 

Đến giờ động thổ, chủ gia thắp hương khấn cáo thượng lương, sau đó đặt viên đá móng tại tâm nhà ( tâm nhà là hình chiếu trung đoạn đòn giông xuống nền nhà ). Công việc phân kim của Thầy địa bắt đầu :

 

1/ Định hướng nhà theo phi cung LY : Thầy đặt la bàn lên tâm nhà, xoay chỉnh sao cho tuyến Bắc Nam của la bàn trùng khớp với phương của kim nam châm, cạnh cung LY là phương của tường mặt tiền ; cạnh cung KHẢM là phương của tường mặt sau ; cạnh cung CHẤN là phương của tường hông phía Đông ; cạnh cung ĐOÀI là phương của tường hông phía Tây.

2/ Định diện tích nền : Kéo nhợ song song với 4 cạnh quái Ly - Khảm - Chấn - Đoài, đóng cọc tại 4 góc giao nhợ để xác định diện tích nền ( hình vuông màu nâu ).

3/  Định vị bát quái trên nền và khu đất : dùng tám sợi nhợ khác và kéo ra từ tâm nhà theo phương  tám cạnh trong của bát quái đến tận biên đất rồi đóng cọc để cố định. Dùng các số << 1 Khảm, 2 Khôn, 3 Chấn, 4 Tốn, 6 Kiền, 7 Đoài, 8 Cấn, 9 Ly >> để ký hiệu vùng quái cư chiếm trên mặt nền và trên đất. Phần bát quái bên trong nền được vận dụng để an bày phồng ốc, phần bát quái bên ngoài nền để an bài các công trình phụ và cổng xuất nhập.

4/  Định vị trí cổng, cửa : Thầy xoay chuyển vòng 24 hướng cửa trên la bàn sao cho cung PHÚC ĐỨC nằm cố định tại THÂN ( bởi hướng nhà cung phi LY thì khởi Phúc Đức tại Thân ). Kể từ cung Phúc đức tính xuôi theo chiểu kim đồng hồ có 11 hướng tốt để trổ cổng cửa ( trên la bàn 11 hướng tốt được ký hiệu màu nổi ). Hỏi gia chủ để biết ý muốn trổ bao nhiêu cổng - cửa nhập xuất và trổ ở  mặt trước, mặt sau hoặc ở hai bên hông nhà. Nhất trí rồi thì dùng dây nhợ từ tâm nhà theo hướng cung tốt __ mỗi cung 2 sợi ăn góc 15 độ giăng ra : 2 điểm xuyên tường nhà là độ rộng cửa, 2 điểm xuyên tường rào là độ rộng cổng.

 

 

GHI CHÚ :

 

1/ TÂM NHÀ : nhà kiểu xưa là nhà nóc có đòn giông. Điểm giữa của đòn giông chiếu xuống mặt nền là tâm nhà. Tâm nhà chính là tâm Bát quái. Cấu trúc nhà thời nay thường không có đòn giông và cũng không quan điểm đòn giông là bổn mạng nên lấy gì để định tâm quái ? Nghịch lý là gia chủ chọn cấu trúc tân, nhưng lại tin vào bát quái phân kim nên khốn khó cho thầy. Trong trường hợp này __ theo tôi có thể lấy tâm từ giao chéo của hình nền ; gặp trường hợp hình nền phức tạp thì nên phân nền ra chánh, phụ rồi lấy tâm nơi hình nền chánh.

 

2/ ĐỘ RỘNG CỬA, ĐỘ RỘNG CỔNG : Thầy địa lý nhờ dụng cụ la bàn chính xác nên khỏi phải tính toán mà chỉ việc kéo dây theo cung độ vòng 24 hướng cửa đã phân. Chỉ cho chủ gia biết khoảng giữa chỗ dây xuyên tường là độ rộng cửa, chỗ dây xuyên vòng rào là độ rộng cổng. Ví như Bạn là Nam cung Ly thì một trong 4 hướng mặt nhà của Bạn là Chính Nam : Bạn có thể lấy bản vẽ của tôi về mặt nhà chính Nam đặt tại tâm nhà, chữ HOAN LẠC là hướng TỐT để trổ cửa và cổng. Căn hai sơị nhợ thành góc 15 độ rồi nương theo đường màu trắng hai bên chữ hoan lạc kéo từ tâm nhà ra __ 1/ khoảng giữa hai điểm xuyên tường là độ rộng cửa hoan lạc. 2/ khoảng giữa hai điểm xuyên rào là độ rộng cổng hoan lạc.

 

 

Về chiều cao của cửa, cổng thì thước tất thế nào ? Dịch có câu << tham thiên lưỡng địa >> là cái tỉ lệ tung/hoành = cao/rộng = 3/2 theo đó mà suy ra chiều cao.

 

Đối với Kiến trúc sư kiêm địa lý gia thì việc tính toán số đo không khó.

Dùng công thức tangA = đối trên kề tính ra tất.

 

 

BÀI TIẾP

TƯ VẤN CẤT NHÀ

 

TRỞ VỀ