CUỘC ĐỊA

DƯƠNG CƠ hội với  ÂM CƠ mới ĐẮT DỤNG

vì nhà cửa, mồ mả toạ lạc trên ĐẤT mà

ĐẤT CÓ CUỘC ĐẤT

Địa linh sinh Nhân kiệt

Địa có Sơn Hà cẩm tú qua mắt Địa lý gia. Địa lý gia có con mắt nhà hội họa, nhà điêu khắc, nhà toán lý, nhà địa hình, nhà địa chất, nhà khí tượng, nhà âm thanh mới có thể nhận ra đất ấy linh địa, hiểm địa, trọc địa, bần địa vv . . vv. Có ba thứ căn cứ để Địa lý gia phán đoán đất ấy : 1/ Căn cứ SƠN. 2/ Căn cứ THỦY. 3/ Căn cứ PHONG. Ba thứ căn cứ đó là cái HÌNH NỖI ló lộ trên đất địa mà biết ĐỊA LINH là CÁI ẨN TÀNG bên trong đất.

 

Địa cầu một khối từ. Địa cầu quay, nam châm thay đổi vị, địa từ trường phát sinh. CÁI MÁY ĐẤT ĐỘNG SINH ÂM DƯƠNG. Trên mặt đất có hai thứ động là nước độnggió động. Hai động đó sinh âm sinh dương nên chi khoa học gia phong thủy lấy đó làm chuyên đề. Thủy động phát sinh âm dương của thủy. Phong động phát sinh âm dương của phong. Nước gió hai loại giao hòa nên âm dương hai loại hợp hóa phát sanh kỳ bí. Nước động do địa hình. Địa hình do cái rùng mình của địa cầu mà có chỗ cao  là CẤN, chỗ thấp là ĐOÀI, chỗ bình là KHÔN. Cấn có cấn cao, cấn thấp mà nên cao sơn, non đồi. Đầm có đầm nhỏ, đầm to mà nên ao, hồ, biển. Khôn có cứng mềm mà có đất kết, đất không kết. Vết rạng nứt thành mương, hào, suối sông.

 

NƯỚC, GIÓ, NÚI là nguyên do sanh chấn. Chấn càng lớn thì âm dương lượng càng mạnh, cho nên nơi nào có núi cao, sông rộng, gió lớn thì nơi ấy ắt có ĐỊA LINH mà hễ có địa linh thì ắt có NHÂN KIỆT. Hãy thống kê và kiểm kê xác xuất : vua chúa, văn nhân, danh tướng, nữ kiệt, anh hào của VIỆT QUỐC phải chăng  ĐẤT BẮC THĂNG LONG.

 

Tàu tặc trăm mưu nghìn kế trấn yểm, triệt phá không phá được long mạch. Coi chừng hôm nay máy cày, máy ũi tróc núi, lở sông, di đơn đảo hãi __ e rằng Việt Quốc xuy phong bởi con cháu Tiên Rồng. Kim La Bàn lệch hướng bởi điện nguyên tử toàn cầu làm chệt hướng địa cầu bay !!!  Dấu than ấy đã ai than chưa ? Dấu hỏi ấy có ai hỏi chưa ? Bảo vệ môi trường sống mà sự sống địa cầu cứ ngày ngày rút ruột thật đáng lo.

 

Việt Quốc đồ thư

Phải đồ thư __ dù là chép lại

Để địa linh không mai một

Nhân kiệt còn ra đời

Nước non còn văn vật

 

*

Về phong thủy Việt Quốc có TẢ AO, Thầy đó đây khắp chốn định phong, định thủy, định cuộc, để lại đời sau suy gẫm vận dụng. Vận dụng được cần có căn cơ toán. Toán pháp đời này giúp Ta định cuộc đúng phép.

 

 TỔ SƠN

Một quần sơn mà NÓ là chính thì đó gọi lả TỔ. Điều kiện Tổ phải cao, to, hùng vĩ và phải trẻ thì mới TỐT. Nhìn thế TỔ biết phân biệt tiền hậu mà định hậu Tổ, hậu Sơn, tiền Tổ, tiền Sơn.

 

 

Thế TỔ hình cong như hình CÁNH CUNG gồm nhiều TẦNG SƠN cao dần, trước TAM, giữa NGŨ, sau THẤT là một Tổ Sơn đại hùng vĩ, rất TỐT. Núi càng cao, Nước càng xiết. Ba núi, Năm hòn, Bảy cụm tạo ra 12 đại khê nước chảy tụ hội. Thường Tổ sơn hình cánh cung thì nước tụ hội phía trước thành hồ. Cánh cung núi, cánh cung nước quanh năm từ đời này đến đời kia sinh sinh động động tạo nên âm dương xoay  chuyển, di động lan rộng. Với mắt toán pháp nhận được CÁI VÒNG, định được CÁI TÂM. Với mắt vật lý gia nhận ra VÔ VÀN ĐƯỜNG SỨC xuất nhập vào ra. TÌM LONG, TRÓC MẠCH chính là tìm dấu vết âm dương nhập xuất tụ hội. HUYỆT chính là ĐIỂM âm dương tụ hội, LONG là đường  âm dương nhập xuất.

 

Về mặt hội họa kim điêu khắc gia nhìn qua núi con, con nước uốn lượn tạo hình, mường tượng ra  rồng, rắn, lân, rùa, công, qụa hay chữ vương, chữ thiên, chữ thượng. Ba đỉnh của thất tinh, ngũ nhạc, tam sơn hợp nhau lại trông như hình chữ vương __ càng giống chừng nào là càng tốt, thì đất ấy ắt phát vua.

 

 

Nước chảy kéo theo phù sa bồi đắp thành cồn, bãi, cù lao tạo ra hình địa kỳ lạ như thể lân, long, qui, phụng, có khi như voi phục, rắn trườn. Nhà địa lý tìm thấy ý nghĩa tốt xấu ở đó về mặt ÂM CƠ. Buổi sáng ra biển nhìn con nước xuống lên vào ra để lại lương cát trên bãi __ mượn lương cát làm thí dụ tìm đường long đi. Cho nên căn cứ vào núi và nước để tìm LONG. Tìm được LONG mới định HUYỆT. Huyệt là chỗ ÂM DƯƠNG HỢP. Nước và Núi mới tạo được âm dương trong lòng đất __ mà những chỗ âm dương tụ hội dẫy đầy sẽ bốc lên nhìn thấy được, tùy tốt xấu mà đặt đủ từ, miễn sao lý ý hội được. Đất như vậy thường gọi LINH ĐỊA.

 

Ngoài cái động của đất, nước, còn cái động của Trời như mưa gío, sấm sét, cũng sản sinh vô vàn âm dương ụp xuống linh địa, hòa vào giòng âm dương đất nước thành TRƯỜNG TƯƠNG TÁC. Gió có đưa có đẩy mà thành ra có TỤ KHÍ, TÁN KHÍ.  Dưới mắt nhà khí tượng học và hình địa học phải đoán biết được chỗ nào khí tụ, ở đâu khí tán __ bằng cách cứ vào đường thông khí như khe núi, vách núi, vực hố mà biết khí vận, khí xoay, khí chìm, khí nỗi. KHÍ PHONG, KHÍ ĐỊA, KHÍ THỦY __ ba khí đó phải hội và hợp. Vạn vật nói chung mà riêng như cây cỏ, thú người đến khoáng chất đều từ chỗ tam khí đó phát sinh. Căn cứ hình tượng cỏ cây, thú, người mà biết có linh địa hay không.

 

Phong Thủy là khoa học về âm dương qua cái hình của của khí, của non, nước, gió để vận dụng mưu LỢI tránh HẠI. Nhưng để lãnh hội được khoa này phải là TOÁN. Lấy thí dụ một giòng sông quanh co mà nơi có thủy xạ thì đất ấy không an vì trụt bờ, lở đất, ắt có nhà trôi, người chết. Hiện thực là như thế, còn vô hình thì khó có ai nơi đó mà sang giàu bền lâu :

 

 

Nước động sanh khí. Nước chảy càng xiết khí càng động. Luồng khí động theo con nước xạ vào, công phá, làm đất địa đó tán khí chứ không thể thụ khí được. NGƯỜI SỐNG NHỜ KHÍ, NHỜ THỦY mà khí tán, thủy tán thì làm sao trưỡng dưỡng. Chỗ đất bồi là chỗ có TỤ, cho nên xóm làng vùng đất tụ cơm no áo ấm đến phú qúi giàu sang.

 

Đất, Nước thuộc về hình, Phong thuộc về khí. Khí vô hình nên khó thấy nhưng nhờ hình núi, hình đất mà suy đoán LÝ KHÍ : 1/ Nơi nào núi cao hình cánh cung thì mặt cung trong có đón gió ắt có tụ khí. 2/ Nơi nào có thung lũng, chỗ trủng ắt có tụ khí. 3/ Nơi nào có nước là có khí. Nước trong khí thanh, nước đục khí ố. Nơi sông to mà thẳng thì khí tán. Nơi suối khe quanh co mà chảy xiết có khí tụ. Tiếng nước chảy mà thanh vang nghe rùng rợn thì khí lãnh. Ba thứ khí đó hợp lại, suy qua hình núi, thế núi, hình đất, thế đất, hình nước, dáng nước mà biết đất địa ấy có linh hay không linh. Từ đó phân biệt được đất vương gia, đất công hầu khanh tướng, đất văn nhân, đất phú hộ, đất tà dâm, đất hiễm ác, vv. vv.

 

Đơn giản hình đồ ở trên mà nói thì TỔ SƠN cò hình CHỮ VƯƠNG đại tốt. Núi cao mà đỉnh tà như cái đế càng thêm tốt. Các hòn cân đối thêm tốt. Trên đó có nhiều khe quanh co khúc khửu càng tốt. Những đường quanh co uốn lượn càng cung tròn mà bán kính nhỏ càng tốt vì từ trường âm dương càng tụ. Nước chảy ít âm vang là đất địa nhuận. Thác ghềnh, nước tung càng ít thêm được cái tốt. Mặt trong có tam sơn, đỉnh tam sơn to tròn trông như cái Đế là đắt cách. Bên mặt trong tam sơn có hình cánh cung hẹp càng tốt vì giòng nước hai bên sườn Đế càng gôm.

 

Hai giòng nước từ hai sườn Đế chảy ra tạo được dạng cánh cung khép được thành vòng là rất tốt. Hẵn nhiên hai giòng hợp lại và đổ ra cái cửa gọi là KHẨU.  Khẩu được tạo bởi hai hòn NÚI MỘT, khoảng cách càng hẹp thì càng tốt. Hình dạng KHẨU như miệng rồng thì càng thêm tốt. Từ khẩu chảy ra, quanh năm tụ nước thành hồ thì thêm tốt. Hình tròn và vuông là dạng hồ đắt cách. Bên ngoài hồ có đất mềm mại, có cây mượt mà, không gai gốc là đại tốt. Có hoa MÀU TÍA tức TỬ VI thì đất ấy Đại qúi. Trên đất ấy nỗi lên những sóng đất dạng cong như đường sức nam châm có độ cung càng nhỏ thì âm dương càng tụ. Xa ra bên ngoài có núi sắp thành hình cánh cung, tạo với cánh cung của núi Đế thì rất qúi. Những hòn núi nầy cân đối về hai bên Đế, có tôn ti cao thấp đề huề, phân minh thì càng lợi. Đấy chính là MÔ HÌNH ĐẤT LINH ĐỊA. Đế càng bằng, trái tròn trịa ví như ghế Vua, nhị sơn hai bên Đế ví như Văn Võ Quan __ vì Đế như sao TỬ VI, nhị sơn như TẢ PHỤ, HỮU BẬC. Trước mặt Đế có núi chầu thành hình cung như tôi thần triều củng __ núi nầy không cao hơn Đế, hình không lởm chởm nhưng vững chắc ví như tướng tài đứng hộ. Đó chính là THẾ ĐỊA PHÁT VƯƠNG.

 

Những Địa lý gia vượt non trèo đèo, lên cây cao quan sát để bao quát tầm nhìn. Ngày nay có máy bay trực thăng thật dễ dàng phát hiện cuộc địa. Biết pháp định Huyệt mà an táng ắt khí thiêng chuyển hóa đến con cháu.

 

Địa lý gia đến một nơi nhìn sông, nhìn núi, nhìn đất, định hình , định khí mà biết đất ấy có CUỘC. Đất không có sông, không có núi thời không có cuộc, hoặc cô sơn độc thủy cũng khó có cuộc tốt. Căn cứ giòng nước để định cuộc như trong  Tứ Thủy Pháp Tràng Sinh để xác định ÂM DƯƠNG CUỘC. Biết được âm dương để từ đó xác định Mộ Khố  mà ấn định Tràng Sinh, Đế Vượng , Tử, Tuyệt. Đất có cuộc thì

 

Tạo gia sinh phú qúi

Tống táng sinh phước đức.

 

Nhà Phong thủy có thể dùng phép điểm huyệt để tống táng giúp con cháu người no cơm ấm áo  là điều làm được hay ngược lại. Cho nên việc COI NGÀY ĐỊNH SỰ CHÔN CẤT không phải là dễ, xin chớ có khinh xuất. Hiện nay một số người hiếu hạnh, thuận lợi tài chánh xây sanh phần báo ân là việc làm qúi kính. Nhưng tôi muốn thưa cùng Thầy phải cẩn trọng tính toán ( nhưng thời nầy qúa ít người biết tính ) 1/ Cuộc địa có dương âm ảnh hưởng tử tôn, nữ nam cần biết để không thiêng vị 2/ Cuộc có Long có Hổ __ Long Hổ tranh hùng thì giòng họ hơn thua. 3/ Năm tháng ngày giờ khai cuộc phải Tràng Đế Dưỡng, Lộc Hỷ cũng chiếu trước phần. Gia Thái Tuế đúng phép cha mẹ thọ dài, gặp Tử Tuyệt Tang Hổ không dai mà chóng. 4/ Đất vô cuộc làm sao định Mộ, biết phép CAN TÁNG ắt cũng phúc dày. 5/ Sanh phần xong : năm tháng ngày giờ ghi rõ và giữ kỹ. Linh cữu nhập địa phải năm tháng ngày giờ gia bội sao lành. Không được ngày giờ phải chờ, vội vàng coi chừng ác sát.

 

Bởi vậy xưa có chuyện quàng tang là vậy. Cho nên sanh phần rất tiện mà khó.

 

 

BÀI TIẾP

TỨ THỦY PHÁP

TRỞ VỀ