16

 

16

 

LỤC

 THẬP

TỨ QUÁI

 

 

 

 

Nơi lục thập tứ quái

NỘI QUÁI từng cặp đăng đối qua tâm Thái cực : Kiền 1 đăng đối Khôn 8, Đòai 2 đăng đối Cấn 7, Ly 3 đăng đối Khảm 6, Chấn 4 đăng đối Tốn 5. Hào vị của hai quái đối cũng đăng đối qua tâm Thái cực. Tính chất của nội quái bất động bởi chúng được định vị từ khi sanh.

NGOẠI QUÁI có tính tráo trở như ngày trên đêm
, đêm trên ngày. Ngoại quái không đăng đối qua tâm, ngoại trừ hai cặp quái 8/1 - 1/8 (Địa Thiên Thái - Thiên Địa Bỉ)6/3 - 3/6 (Thủy Hỏa Kỷ Tế - Hỏa Thủy Vị Tế) vừa tráo trở vừa đăng đối. Mỗi một ngoại quái có 8 phương vị tức ngoại quái có dời đổi, có di động (
chiêm bói vận dụng tính chất này )

 

 

 

thứ tự
LỤC THẬP TỨ QUÁI

Bên tả 32 quái ( 1 - 32 )

Bên Hữu 32 quái ( 33 - 64 )

 

 


tên
LỤC
THẬP
TỨ QUÁI

 

 

 

VĂN VƯƠNG

dụng ba bốn chữ
tượng thể
, tượng hình, tượng tánh
để vừa biểu tỏ ý nghĩa quái vừa làm danh gọi quái.


Trong miền dương nghi từ Nam xuống có 32 quái
: bát thuần kiền (1/1), trạch thiên quải (2/1), hỏa thiên đại hữu (3/1), lôi thiên đại tráng (4/1), phong thiên tiểu súc (5/1), thủy thiên nhu (6/1), sơn thiên đại súc (7/1), địa thiên thái (8/1), thiên trạch lý (1/2), bát thuần đoài (2/2), hỏa trạch khuê (3/2), lôi trạch qui muội (4/2), phong trạch trung phu (5/2), thủy trạch tiết (6/2), sơn trạch tổn (7/2), địa trạch lâm (8/2), thiên hỏa đồng nhân (1/3), trạch hỏa cách (2/3), bát thuần ly (3/3), lôi hỏa phong (4/3), phong hỏa gia nhân (5/3), thủy hỏa kỷ tế (6/3), sơn hỏa bí (7/3), địa hỏa minh di (8/3), thiên lôi vô vọng (1/4), trạch lôi tùy (2/4), hỏa lôi phệ hạp (3/4), bát thuần chấn (4/4), phong lôi ích (5/4), vân lôi truân (6/4), sơn lôi di (7/4), địa lôi phục (8/4).

Trong miền âm nghi từ Nam xuống có 32 quái : thiên phong cấu (1/5), trạch phong đại qúa (2/5), hỏa phong đỉnh (3/5), lôi phong hằng (4/5), bát thuần tốn (5/5), thủy phong tĩnh (6/5), sơn phong cổ (7/5), địa phong thăng (8/5), thiên thủy tụng (1/6), trạch thủy khổn (2/6), hỏa thủy vị tế (3/6), lôi thủy giải (4/6), phong thủy hoán (5/6), bát thuần khảm (6/6), sơn thủy mông (7/6), địa thủy sư (8/6), thiên sơn độn (1/7), trạch sơn hàm (2/7), hỏa trạch khuê (3/7), lôi sơn tiểu qúa (4/7), phong sơn tiệm (5/7), thủy sơn kiển (6/7), bát thuần cấn (7/7), địa sơn khiêm (8/7), thiên địa bỉ (1/8), trạch địa tụy (2/8), hỏa địa tẩn (3/8), lôi địa dự (4/8), phong địa quán (5/8), thủy địa tỷ (6/8), sơn địa bát (7/8), bát thuần khôn (8/8).

Nơi
LỤC THẬP TỨ QUÁI thể hiện nhiều tính chất : một là tính di động, hai là tính đăng đối, ba là tính động biến, bốn là tính tráo trở. @/ TÍNH DI ĐỘNG : Hạ quái của quái lục hào tức nội quái cố định tại chỗ nhưng ngoại quái thì có mặt ở khắp nơi ví như quái 1/5, 1/6, 1/7, 1/8 là Kiền quái từ quê hương Nam Đông Nam đã di chuyển ra bên ngoài để đến phương vị của Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. @/ TÍNH ỨNG ĐỐI : 64 quái lục hào bày ra 32 cặp tỉ số đối ứng có dạng A/B đối B/A ví như 1/8 = Thiên trên Địa là bế bỉ đối lại với 8/1 = Địa trên Thiên là hanh thông. Văn Vương vận dụng ba đến bốn chữ tượng thể, tượng hình, tượng tánh để vừa biểu tỏ ý nghĩa quái vừa làm danh gọi quái. Ba chữ như [ Thiên Địa Bỉ ] [ Địa Thiên Thái ] [ Phong Sơn Tiệm ] [ Sơn Phong Cổ ], bốn chữ như [ Lôi Thiên Đại Tráng ] [ Thiên Lôi Vô Vọng ] [ Hỏa Thiên Đại Hữu ] [ Thiên Hỏa Đồng Nhân ]. Những cặp chữ ứng đối như [ thái - bỉ ] [ tiệm - cổ ] [ đại trángvô vọng ] [ đại hữu - đồng nhân ] được luận ra từ tánh ý của hai đơn quái hiệp phối thành quái lục hào. Không có mẫu chung làm tiêu chuẩn để luận suy, đại để : 1/ khi thì lấy chiều hướng khí âm dương giao hợp hay bất giao hợp mà luận tánh quái lục hào ví như quẻ Thái với Khôn trên Kiền dưới thì hai chiều giao hợp để có cái phát sinh là hanh thông, ngược lại với Kiền trên Khôn dưới thì hai chiều bất tương phùng khiến không có cái phát sinh là bế bỉ 2/ khi thì lấy sự phát triển khí mạnh mẽ hay suy vi mà luận tánh quái lục hào như với Chấn trên Kiền dưới là tượng dương khí trong Chấn đã phát triển mạnh mẽ là << đại tráng >> mới lên cao hơn Kiền để xung đột với âm khí của thượng thiên mà sinh lôi ( sấm sét ), ngược lại với Kiền trên Chấn dưới là tượng dương khí trong Chấn << vô vọng >> đại tráng để sinh lôi. @/TÍNH ĐỘNG BIẾN : luật tích dấu cho biết << cọng nhân trừ thành trừ, trừ nhân trừ thành cọng >> có nghĩa âm dương biến đổi, sự biến từ dương sang âm hay từ âm sang dương gọi là sự động hào dẫn đến kết qủa dương hào động biến thành âm hào, âm hào động biến thành dương hào ví như Kiền động hào 1 thành Tốn, Kiền động hào 2 thành Ly, Kiền động hào 3 thành Đoài. Sự động biến hào có thể chỉ xảy ra trên một hào mà cũng có thể cùng lúc xảy ra trên nhiều hào, do vậy một quái có thể biến thành một quái bất kỳ nào.

 

Ở những phép bói toán người ta dụng một quái lục hào làm CHÁNH QUÁI để chiêm đoán sự. Để thiết lập một Chánh quái phải cần hai con số bằng cách bốc thăm, đếm lá. Số thăm, số lá được qui đổi ra Tiên thiên số Phục Hy rồi sau đó qui thành thượng, hạ quái. Hỏi tại sao dùng tiên thiên quái số không dùng hậu thiên quái số thiết lâp trình thức bói ? Câu hỏi thật hốc búa, không thể chỉ vài lời giải thích đại để tổ tiên ta từ nghìn nghìn năm xưa biết dụng " âm dương quái số " lập trình tư tưởng người :

 

 



Người là một tiểu Thái cực
, hoạt động như Thái cực lưỡng phân âm dương sanh nghi tượng quái. Khi người động tâm phát sanh tư tưởng mưu cầu, thuật số gia dụng cách gieo tiền, bốc thăm hay chọn số để lấy ra “quái tưởng”, phân tích giòng âm dương quái tưởng phán đoán mưu sự của người cầu.

 

>>>