|
ÂM THỂ VŨ
Âm thể Vũ là một tập họp 5 âm Cung Thương Giốc Chủy Vũ mà VŨ là ÂM CHỦ ngũ âm
Ngũ hành bước 5 tức quãng 4 đúng lên từng bước dàn dựng âm. Vào thời thì [ 9 ] [10] [11] [12] [13] dựng năm âm [ E.A.D.G.C ] trong miền SINH - HIỄN. Năm âm hợp hóa cho ra ÂM THỂ VŨ mà VŨ là âm CHỦ ngũ âm Cung Thương Giốc Chủy Vũ. Âm thể hiễn thể là âm thể đã trưởng hoàn toàn nên chi VŨ là một âm thể trưởng.
Trên vòng 12 bán âm ( vòng chromatic ) ngũ âm Cung Thương Giốc Chủy Vũ phân thế như biểu đồ dưới với VŨ là mũi tiến của đường dây ngũ hành :
ĐỒ VÒNG ÂM THỂ VŨ
Vòng âm giai chromatic 360 độ với 12 bán tông, mỗi bán tông tương ứng 30 độ số, suy ra độ số giữa hai âm liên tiếp như sau :
Miền độ số 90 trên đồ vòng gọi là VÙNG ÂM BIẾN. Độ số 90 là ĐỘ SỐ BIẾN. Âm tại đầu vùng biến gọi là ÂM BIẾN. Âm biến là âm có tính chất bất ổn định bởi nó có thể biến đổi âm dương, người chơi lợi dụng tính chất này của âm biến để nhấn nháy ( non gìa ) để thay đổi âm sắc, để chuyển cung.
Vai trò năm âm của Âm thể Vũ thì VŨ là âm chủ, CHỦY là âm định thể âm thể, GIỐC là âm định thể của định thể, CUNG THƯƠNG là hai âm biến.
ĐỒ NGANG ÂM THỂ VŨ
Hai nét vạch đen trong đồ ngang biểu diễn vùng âm biến độ số 90. Đồ ngang Âm thể Vũ 6 bậc hình tượng ra THANG ÂM VŨ
Vòng quãng bốn là vòng ngũ hành có hai chiều SANH HÒA. Chiều sinh sanh âm, sanh thể. Chiều hòa hòa âm, hòa thể. Hai chiều hợp hóa sanh Trên vòng SANH HÒA với mỗi hai âm liên tiếp thì một là ÂM CHỦ và một là ÂM ĐỊNH THỂ.
Hợp âm VŨ đã sinh ra trên nguyên lý đó. Nói theo cấu trúc hợp âm Tây ba nốt thì Hợp âm vũ tạo thành bởi ba bậc [ I . II . V ]
1/ CĂN ÂM 2/ Quãng 2 majeur của căn âm 3/ Quãng 5 đúng của căn âm
Tiến trình hòa liên tiếp không ngừng cho phép viết được một chuổi hợp âm liên tiếp :
Hợp âm Vũ cấu trúc [ I-II-V ] thiết lập VÒNG TUẦN HOÀN 12 ÂM THỂ
Hợp âm kiểu VŨ cho phép kết thúc bài bản ở bất kỳ âm thể nào, cho phép viết được bài bản " vô biến cốt "
BÀI TIẾP
|