ÂM THỂ

THƯƠNG

Âm thể Thương là hợp hóa thể của tám âm

mà Thương là âm CHỦ của tập họp

 

 

Thương có ba vị thế trong ngũ âm : thứ nhất  Thương thuộc về NGŨ ÂM DO [ C.G.D.A.E ] thì Thương bên trong đường dây, thứ hai Thương thuộc về NGŨ ÂM LA [ A.E.B.F#.C# ] thì Thương ở đầu mũi dây, thứ ba Thương thuộc về NGŨ ÂM FA [ F.C.G.D.A ] thì Thương ở vị thế cuối dây :

 

 

Trên đồ vòng âm giai chromatic Thương LA có định vị như thế trong NGŨ ÂM DO [ hình 1 ], trong NGŨ ÂM FA [ hình 2 ],  trong NGŨ ÂM LA [ hình 3 ]

 

 

Ba ngũ âm bao trùm 9 âm một giải từ

[ 5.6.7.8.9.10.11.12.13 ] tức [ C#.F#.B.E.A.D.G.C.F ]

 

Âm thể Thương nằm trong Hệ thống Âm thể Vũ phải vận động theo qui luật của ÂM THỂ DO VŨ Hệ thống Vũ chấp nhận những âm ở trong miền âm biến của nó, không chấp nhận âm ngoài vùng vậy nên âm DO# bị loại trừ, còn lại tám âm [ F#.B.E.A.D.G.C.F ] hợp hóa Thương Thể.

 

ĐỒ VÒNG

ÂM THỂ THƯƠNG

 

 

Theo cao độ âm tương ứng độ số giữa hai bậc âm :

 

LA - SI =  60   = 1 tông
SI - DO =  30   = 1/2 tông
DO - RE =  60   = 1 tông
RE - MI =  60   = 1 tông
MI - FA =  30   = 1/2 tông
FA - FA# =  30   = 1 tông
FA# - SOL =  30   = 1 tông
SOL - LA =  60   =  1 tông

 

ĐỒ NGANG

ÂM THỂ THƯƠNG

 

Hình tượng ra

THANG THƯƠNG 9 BẬC

 

 

 

 

ÂM THỂ THƯƠNG

Âm thể  LA THƯƠNG với giải âm trãi từ FA# xuống FA chia thành hai nhóm ở hai miền khác nhau : miền sinh thể với 3 âm [ F#. B. E ], miền biến thể với bốn âm [ D. G. C. F ]

 

 

Hai âm SI, FA# thuộc miền SINH THỂ LA tức miền trưởng nên chi hai âm này làm cho âm thể nguyên thể LA trưởng lên với thức trường nhưng trưởng chưa hoàn toàn ( majeur hoàn toàn phải có DO# ) :

 

Bốn âm RE, SOL, DO, FA thuộc miền BIẾN THỂ LA tức miền tiêu nên chi bốn âm này làm cho âm thể nguyên thể LA tiêu xuống với thức thứ mà thứ hoàn toàn ( mineur  vì có DO )

 

Khảo sát trên cho thấy âm thể LA THƯƠNG sanh ra từ cái sự tiêu đi của Âm thể LA VŨ nói khác đi khi một âm thể hết đà trưởng phải tiêu xuống và cái hơi hưởng tiêu trưởng đó cảm giác được, tai nghe được, gọi tên được là THƯƠNG THỂ ví như  cảm giác hơi hưởng từ sau ban trưa đến hoàng hôn khi cái sáng của ngày tiêu dần xuống. Hình ảnh động của LA Majeur tiêu dần các Dièse để có âm thể nầy trưởng lên và có âm thể kia thứ xuống tại DO thì DO majeur mà LA mineur :

 

 

 

HÒA ÂM của ÂM THỂ THƯƠNG

Giải THƯƠNG thể có 8 âm, sắp theo cao độ thành thang âm thẳng 9 BẬC tính đươc cung độ theo Hệ Thất :

 

1/ BẬC II      =  Quảng 2 trường

2/ BẬC II      =  Quãng 3 thứ

3/ BẬC IV     =  Quãng 4 đúng

4/ BẬC V      =  Quãng 5 đúng

5/ BẬC VI     =  Quãng 6 thứ

6/ BẬC VII    =  Quãng 6 trường

7/ BẬC VIII   =  Quãng 7 thứ

8/ BẬC IX     =  Quãng 8 đúng

 

Căn cứ theo thang bậc trên mà biết được Hoà âm của ÂM THỂ THƯƠNG có cả trường lẫn thứ. Đặc biệt là nó dùng được quãng 6 trưởng trong khi Thương thể vốn là một âm thể hoàn toàn thứ. Cũng qua đấy cho thấy Thương thể không dùng quãng 7 trưởng như âm thể mineur của Hệ Thất.

 

Âm thể Thương hòa hợp tốt với những bậc đó trừ bậc VII

( chữ viết tắt : m  = mineur, M = Majeur  )

 

 

 

CẤU TRÚC GIAI THỂ THƯƠNG

Vì lẽ âm thể nguyên thể Thương đóng bên trong giải âm

nên chi nó trãi thể được về phía hai đàu bằng hai chiều tới lui :

 

 

Hai âm thể kế cận  phải tới lui là âm thể RE và âm thể MI mà  muốn tới lui nó phải lấy hai âm kề cận RE, SI cho vào âm thể nguyên thể làm phát sinh hai chùm ba này : [ A.D.E ]  và  [ A.B.E ]. Phát triển hai chùm ba trên theo cách toán   [ A.D.E ]  [ D.E.A ]  [ E.A.B ]  [ A.B.E ]  [ D.E.A ] nghe ra được giai thể thương :

 

  

 

Âm thức trong mỗi chùm ba có trưởng có tiêu phần trưởng vận dụng  thức trưởng của VŨ ( la.si.mi ), phần tiêu vận dụng  thức thứ khi VŨ tiêu ( la.re.mi  ). Cũng qua đây thấy rằng âm thể VŨ chuộng quãng 2 Majeur, còn THƯƠNG có kết hợp với quãng 4 đúng.

 

Nếu nói cảm giác trưởng vui, tiêu buồn thì giai thể Thương có buồn vui lẫn lộn mà buồn nhiều hơn vui. Tính chất chưa đạt trưởng đã tiêu của Thương thể hàm ý  "sự chưa hợp đã tan, chưa tươi đã héo" nói chung là chưa tròn vẹn nên chi cái cung này mới kêu là << cung oán >>.

 

Những chùm ba nêu trên tiêu biểu cho những bước giai điệu Thương để Thương tới lui với những âm thể khác và cứ theo cái hành cấp như vậy là có thể tạo ra một  ĐẠI THỂ THƯƠNG cho phép vận dụng được 12 bán âm :

 

 

ĐỐI CHIẾU ÂM

LA THƯƠNG & LA MINEUR

Âm thể LA mineur của Hệ Thất có thêm FA#  sẽ hóa ra LA Thương thể của Hệ Ngũ. Ca khúc DUYÊN QUÊ được viết trong giäi âm LA THƯƠNG :

 

BÀI TIẾP

ÂM THỂ CUNG